SA-7 diệt trừ ưu thế đường không
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Ukraine rõ ràng muốn phát uy ưu thế hỏa lực trên không. Nhiều trực thăng vũ trang cùng các loại máy bay chiến đấu, vận tải đã được huy động tham gia các chiến dịch tấn công miền Đông. Nhưng thật không may, quân ly khai lại có trong tay hệ thống tên lửa phòng không vác vai Strela-2 (được NATO định danh là SA-7).
Tên lửa phòng không SA-7 của quân ly khai. Ảnh: Mil.parade
Giống như nhiều loại vũ khí khác được sản xuất từ thời Liên Xô, kể từ những năm 1970, SA-7 nhiều nhiều lần được cải tiến, nâng hạn vòng đời, với số lượng lớn. Đây là hệ thống tên lửa dùng đầu dò hồng ngoại thụ động tìm mục tiêu. Loại vũ khí này rất hiệu quả khi dùng để bắn hạ các máy bay đang tấn công bổ nhào, tầm bay thấp. Theo thống kê của tờ tờ Bưu điện Kiev (Kyiv Post/Ukraine), chỉ trong một thời gian ngắn, quân chính phủ đã tổn thất tới 18 máy bay các loại, trong đó có 10 trực thăng (loại Mi-8, Mi-24), 6 tiêm kích (Su-24, Su-25 và MiG-29) và con số chính thức có thể còn cao hơn nhiều.
Tổn thất này nói lên rằng, SA-7 của quân ly khai đã tước đi ưu thế không kích mà quân đội Ukraine sở hữu: Các máy bay này hoặc là bị bắn hạ, hoặc là buộc phải bay ở tầm cao hơn, tốc độ nhanh hơn mà hệ quả kéo theo là tính chính xác, hiệu quả tấn công đường không giảm sút đi nhiều. Hệ thống MANPADS vì thế đã đưa cuộc chiến từ trên không xuống tập trung dưới mặt đất.
BM-21 Grad chế áp mặt đất
Chính Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã phải thừa nhận rằng, quân đội nước này đã phải chịu tổn thất lên đến hơn 60% vũ khí trong cuộc chiến mùa hè vừa qua. Và loại vũ khí reo rắc mối sợ hãi cho binh lính chính phủ chính là pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad. Đây là hệ thống vũ khí đặt trên xe tải khung, với 40 ống phóng cỡ nòng 122 mm. Hệ thống này có thể bắn hết 40 quả đạn trong vòng 20 giây với chế độ bắn theo loạt hoặc phát một và được mệnh danh là loại “vũ khí theo diện tích” - ám chỉ mức độ sát thương, hủy diệt mục tiêu trên phạm vi rộng.
Hệ thống Grad BM-21 khai hỏa. Ảnh: Military.today
Lực lượng ly khai ở miền Đông Nam là những người nắm rõ địa hình khu vực, họ biết đâu là hướng thoát lui, đâu là khu đồi trống, đi đến đoạn nào thì có rừng che chở… Trong khi quân chính phủ hầu như bị “mù” về địa hình tác chiến, thiếu thông tin; thậm chí có báo cáo nói rằng các đơn vị chiến đấu còn sử dụng cả loại bản đồ xuất bản từ những năm 1920.
Những tổn thất mà quân ly khai gây ra đối với quân đội chính phủ. Ảnh: AP
Dựa vào lợi thế là những loại vũ khí hạng nặng, quân đội bị kẹt lại trên nhiều tuyến đường hành quân. Quân ly khai không khó phát hiện ra nơi tập kết, đóng quân này và báo về để các kíp chiến đấu có mặt trên hệ thống của Grad BM-21 khai hỏa.
Bị áp chế cả ở trên không và trên bộ, chính quyền Kiev đã buộc tạm thời thoái lui, không leo thang các chiến dịch trấn áp quân ly khai.