Vì sao Nga phải dốc sức sản xuất vũ khí tự động?

Mỹ đang có 60 căn cứ không quân trên toàn thế giới, đảm bảo khả năng triển khai UAV toàn cầu. Trong cuộc đua này, Nga có phần lép vế.

Khả năng triển khai vũ khí tự động của Mỹ

Vừa qua, tác giả Dennis Fedutinov đã đăng tải bài viết "Mỹ triển khai máy bay không người lái ở đâu" trên trang "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" của Nga.

Theo đó, Dennis Fedutinov đã chỉ ra từ thời Tổng thống G.W.Bush cầm quyền (đầu năm 2000), Washington đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái tại các hành động quân sự ở Iraq, Afghanistan, tiến hành tấn công hạn chế ở Yemen, Pakistan và Somalia. Trong thời đại Obama, cùng với việc duy trì hoạt động cũ, Washington đã khởi động các chiến dịch mới có sự tham gia của máy bay không người lái ở Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia và Yemen.

Chính quyền Obama hiện nay hầu như thực hiện chính sách như sau: xây dựng và mở rộng mạng lưới căn cứ máy bay không người lái. Máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch chống khủng bố ở Sừng châu Phi (Horn of Africa) và bán đảo Ả rập.

Máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ

Máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ

Gần 60 căn cứ máy bay không người lái của Quân đội Mỹ và CIA đủ để cho thấy thực lực quân sự của Mỹ. Đến nay, máy bay không người lái là nền tảng thực hiện tư tưởng chiến tranh tầm xa của nhà lãnh đạo chính trị, quân sự Mỹ, tư tưởng này yêu cầu thông qua vũ khí thông thường tiến hành tấn công đối với bất cứ địa điểm nào trên toàn cầu với rủi ro thấp nhất.

Mặc dù ngân sách của Lầu Năm Góc cắt giảm trong vài năm tới, mạng lưới căn cứ máy bay không người lái trên toàn cầu của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng, trước hết ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện tại Mỹ đang triển khai cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) khủng bố tại Iraq, Syria. Đây là một minh chứng mới cho chiến lược tác chiến điện tử khi kết hợp song song giữa việc do thám, tuần tiễu bằng UAV với không kích bằng các chiến đấu cơ thông thường, và đặc biệt không sử dụng bộ binh.

Vừa qua, việc Mỹ thử nghiệm thành công máy bay không người lái X-47B cất hạ cánh trên tàu sân bay đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược của quốc gia này.

Tàu sân bay, và căn cứ quân sự trải khắp thế giới đã chứng tỏ Washington hoàn toàn có thể thực hiện được khả năng kiểm soát tới tất cả quốc gia trên thế giới. Thậm chí, các ủy ban liên quan đến an ninh, quân sự của Quốc hội Mỹ đã đưa ra nhiệm vụ về việc UAV trong tương lai của Mỹ không chỉ nhắm đến các cuộc chiến với đối thủ dưới tầm mà còn đáp ứng được vai trò vũ khí chiến lược trong cuộc chiến với các cường quốc.

Nga dốc sức chế tạo vũ khí tự động, không người lái Nga dốc sức chế tạo vũ khí tự động, không người lái

Hiện Nga đang đẩy mạnh phát triển tàu thuyền, máy bay không người lái, robot chiến binh, robot chống khủng bố và hàng loạt vũ khí điều khiển tự động khác.

Nga gấp rút trang bị vũ khí tự động

Không riêng gì Washington tập trung vào việc phát triển vũ khí không người lái, Moscow cũng đang ráo riết tham gia vào cuộc đua này. Nước Nga cho thấy họ đang phát triển ồ ạt và toàn diện với tất cả các loại thiết bị tự động, từ tàu thuyền, máy bay không người lái, robot chiến binh, chống khủng bố, và hàng loạt vũ khí tự động.

Nhân viên quân sự Mỹ kiểm tra hoạt động cho UAV Global Hawk

Nhân viên quân sự Mỹ kiểm tra hoạt động cho UAV Global Hawk

Trên biển, đích thân ông Leonid Naumov - Viện trưởng Viện Công nghệ biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã báo cáo với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev về kế hoạch chế tạo lô tàu thuyền không người lái này, theo đặt hàng của Bộ quốc phòng.

Ngày 4/8 vừa qua, phát biểu tại cuộc triển lãm "Ngày đổi mới" do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, ông Georgy Antsev, Tổng giám đốc và Giám đốc thiết kế tập đoàn Morinformsystem-Agat cho biết Nga đang chuẩn bị thử nghiệm Hệ thống chỉ huy và kiểm soát phòng thủ hàng hải toàn cầu trên quy mô lớn.

Theo vị tổng giám đốc này, hệ thống robot kiểm soát thông tin tích hợp trên bao gồm các tàu tuần tra điều khiển từ xa, các máy bay không người lái, nhiều loại đèn hiệu nổi và thiết bị cảm biến, cũng như các phương tiện giám sát, thông tin liên lạc và quản lý dữ liệu khác, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ toàn bộ khu vực.

Ông Antsev còn cho rằng công ty của ông có thể chế tạo các hệ thống robot cung cấp khả năng phòng thủ hàng hải ở bất kỳ phạm vi nào - từ bảo vệ các cảng biển đến phòng thủ toàn bộ đường biên giới. Các robot này có thể được trang bị các động cơ đốt trong truyền thống hoặc các động cơ chạy bằng năng lượng mặt trời hoặc nước.

Cũng trong phương diện hải quân, Tư lệnh hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov vừa tuyên bố là các cơ cấu phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga gần đây đã bắt tay triển khai kế hoạch thiết kế tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm, và nó sẽ được trang bị hệ thống robot chiến đấu đầy hứa hẹn.

Quan chức Nga bên một mẫu UAV

Quan chức Nga bên một mẫu UAV

Trong lĩnh vực máy bay không người lái, Nga đang phát triển rất nhiều loại UAV, từ loại cất, hạ cánh thẳng đứng đến loại cất cánh trên đường băng, từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn, từ chiến lược đến chiến thuật và bao gồm cả UAV trinh sát lẫn máy bay tấn công không người lái.

Hiện cả 2 công ty sản xuất máy bay hàng đầu Nga là Sukhoi và Mikoyan đều đang phát triển các dự án rất lớn. Mikoyan đang phát triển UCAV tàng hình Skat, trọng lượng 10 tấn, tầm bay xa 4.000 km và có khả năng mang theo 2 tấn vũ khí bao gồm bom điều khiển KAB-500 và tên lửa Kh-31.

Còn Sukhoi cũng đang chế tạo bộ 3 máy bay không người lái cả trinh sát lẫn tấn công Zond-1/2/3. Sukhoi cũng vừa được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng 1 loại máy bay tấn công không người lái có trọng lượng lên tới 20 tấn, được chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu của máy bay chiến đấu tàng hình có người lái thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA.

Gót chân Asin của Nga

Tham gia vào cuộc đua này, ai cũng hiểu Nga không muốn Mỹ ngồi yên ở vị trí độc tôn. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được UAV hoạt động hiệu quả, đặc biệt là việc cạnh tranh được với Mỹ, nước Nga còn thua thiệt một vấn đề mà không thể giải quyết bằng tiền hoặc khoa học công nghệ, đó là địa chính trị.

UAV X-47B cất cánh từ tàu sân bay

UAV X-47B cất cánh từ tàu sân bay

Mỹ có quân bài chủ lực là 60 căn cứ trên toàn thế giới, như chuyên gia Nga đã chỉ ra. Điều này cho phép những vũ khí tự động của họ có thể vươn đến bất kỳ vùng lãnh thổ nào. Những căn cứ ở Trung Đông, châu Âu, ở Nhật Bản, Hàn Quốc… vô hình chung đã thiết lập một vành đai xung quanh nước Nga.

Trong khi đó, để có được một căn cứ quân sự ở nước ngoài với Nga là điều xa xỉ. Ví dụ như với hải quân, Nga có một căn cứ thực sự hùng mạnh ở bán đảo Crimea của Ukraine. Sau nhiều lần đứng trước nguy cơ mất căn cứ này bởi những biến động chính trị của Ukraine, Nga thực hiện kế hoạch sáp nhập đầy tinh vi. Cùng với Crimea, căn cứ tại Tartus của Syria là hai căn cứ nước ngoài lớn nhất, đáng chú ý nhất. Ngoài ra không có gì đáng kể.

Dù Nga có vũ khí điều khiển từ xa hiện đại đến mấy, nhưng để hoạt động hiệu quả được như nước Mỹ còn là một vấn đề không chỉ một sớm một chiều.

X-47B thử nghiệm hạ cánh trên tàu sân bay

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại