Bom chùm là loại vũ khí có sức sát thương trên diện rộng mà không phân biệt binh sĩ và dân thường. Đặc biệt, việc sử dụng bom chùm để lại một lượng lớn vật liệu nổ còn sót lại gây nguy hiểm. Mặc dù vậy, loại vũ khí này đã được Mỹ sử dụng trên nhiều chiến trường khác nhau, trong đó có loại bom CBU-105.
CBU-105 là dòng bom hàng không nặng 454kg, mang theo 40 đầu đạn con BLU-108/B.
Khi được sử dụng, các đầu đạn BLU-108/B tách khỏi bom mẹ sẽ tự ổn định trên không và dùng thiết bị cảm biến hồng ngoại để phát hiện và tấn công vào nóc phương tiện cơ giới của đối phương.
Nếu không phát hiện ra mục tiêu, đầu đạn sẽ tự hủy ở độ cao 15 m. Thiết kế của CBU-105 chủ yếu là để tiêu diệt các mục tiêu thông thường và phương tiện cơ giới hạng nhẹ. Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-105 bị kích nổ là hoàn toàn không có.
Trong biên chế không quân Mỹ, CBU-105 được trang bị trên máy bay ném bom B-52, B-1, B-2, cường kích A-10 và chiến đấu cơ F-15, F-16.
Hiện tại, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới coi việc sử dụng bom chùm trong chiến tranh là hành động phi nhân tính và đang vận động cho việc cấm sử dụng loại vũ khí này. Tháng 5/2008, Một hiệp định quốc tế về việc cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh đã được thành lập. Trong ảnh: Bom CBU-55.
Tính tới thời điểm hiện tại đã có 11 nước tham gia vào hiệp định này. Tuy nhiên, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đã từ chối tham gia. Trong ảnh: Bom CBU-55.
Để tránh sự lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế về việc sử dụng loại bom này, Quân đội Mỹ hiện cũng đang nghiên cứu một loại bom chùm mới: DPICM (Dual - Purpose Improved Conventional Munitions) dịch ra là Đạn chùm cải tiến lưỡng dụng có tác dụng tương tự bom chùm, nhưng được cho là loại bỏ những sự nguy hiểm của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Trong ảnh: Bom CBU-55.
Loại đạn chùm này sẽ được phóng bởi hệ thống pháo phản lực M270 của Lockheed Martin. DPICM sẽ mang đến những khả năng mới cho pháo phản lực M270, vốn chỉ sử dụng các đầu đạn đơn nhất. Trong ảnh: Bom CBU-24.
Tuy nhiên, do Mỹ chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về bom chùm, nên thật khó đoán mục đích thực sự của loại đạn mới này là gì.