Tuần duyên Mỹ “không thể sống sót trong thực chiến”?

Anh Tuấn |

Được coi là một trong những vũ khí chính trên biển của Lầu Năm Góc và Hải quân Mỹ, tàu chiến ven biển (LCS) thực tế lại gặp rất nhiều lỗi thiết kế và kỹ thuật, khiến cho hiệu quả của tàu bị giảm đi.

Theo hãng tin Sputnik (Nga), các tàu tuần duyên LCS, được cho là loại tàu tiên tiến, nhanh và ít bị phát hiện nhất của Hải quân Mỹ, chưa bao giờ vượt qua các cuộc kiểm định chất lượng.

Giám đốc đảm trách thanh tra và đánh giá khí tài quân sự của Lầu Năm Góc, ông Michael Gilmore coi chúng là “không thể sống sót được trong các trận chiến thật”.

Tàu chiến ven biển (LCS) của Mỹ đã gặp phải rất nhiều trục trặc kỹ thuât khi đưa vào hoạt động.

Sau khi đã xem xét thiết kế của 32 tàu chiến, ông Gilmore nói: “Tuy đã được cải tiến để giảm bớt các yếu điểm, nhưng những hiệu chỉnh nhỏ đối với các tàu LCS sẽ không thể làm cho nó vững chắc hơn”.

Tàu chiến ven biển đầu tiên của Mỹ hạ thủy vào năm 2008, được thiết kế để có tốc độ cao, khả năng xoay trở tốt, có thể hoạt động trong vùng nước nông, chống được tàu ngầm và các tàu nhỏ cũng như tham gia phá ngư lôi, hỗ trợ công tác nhân đạo và các chiến dịch đặc biệt.

Ngay từ những ngày đầu, tàu chiến đã gặp phải những lỗi thiết kế và thiết bị hỏng hóc.

Sau khi đã xem xét tàu chiến vào năm 2011, Gilmore đã đệ trình một bản báo cáo nói rằng tàu chiến ven biển sẽ không thể vượt qua “một môi trường chiến đấu dữ dội”.

Hải quân Mỹ đã cố gắng sửa lại những khuyết điểm của tàu, nhưng động cơ tàu vẫn bị hỏng vài lần và đã bị nước tràn vào khoang khi đang làm nhiệm vụ.

Theo báo cáo kiểm định của Hải quân Mỹ vào tháng 5/2012, tàu chiến ven biển đã không qua được 14 trong số 28 bài kiểm tra chất lượng, bao gồm đánh giá khả năng chống cháy nổ, hệ thống liên lạc, hệ thống điện và động cơ của tàu.

Dù vậy, các tàu chiến vẫn được điều động làm nhiệm vụ trên khắp thế giới.

Trong một cuộc thanh tra thường niên vào năm 2013, ông Gilmore một lần nữa nhận xét, tàu USS Freedom, chiếc tuần duyên đầu tiên được chế tạo bởi Lockheed Martin, sẽ “không thể sống sót” trong thực chiến.

Bản báo cáo chỉ ra rằng các pháo của tàu không đủ độ tin cậy, tàu luôn rung khi di chuyển nhanh khiến việc ngắm bắn không chính xác và hệ thống vũ khí cùng với rađa dò tìm có “những lỗi hoạt động” làm ảnh hưởng khả năng “theo dấu mục tiêu” của tàu.

Vào tháng 12/2013, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phê chuẩn kế hoạch nâng cấp các tàu ven biển, cùng với việc mua thêm 20 tàu nữa sau năm 2019, bao gồm nâng cấp vỏ bọc thép, thiết bị cảm biến và vũ khí trên tàu.

Khi ông Hagel tham vấn Hải quân Mỹ vào tháng 1/2014 nhằm chuẩn bị những đề xuất thay thế cho các tàu chiến nhỏ “có sức chiến đấu tương đương với một tàu khu trục”, Hải quân Mỹ đã đề xuất hỗ trợ thêm 75 triệu USD nhằm hiệu chỉnh lại các tàu chiến ven biển đang có nhiều lỗi, với hi vọng rằng chúng sẽ trở thành một “tàu chiến đa nhiệm vụ có khả năng tấn công tầm xa, tự vệ và có thể chống được tàu ngầm hoặc các tàu chiến trên biển”, Đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy Chiến dịch Hải quân Mỹ phát biểu.

Bên trong tàu USS Freedom, tàu chiến ven biển đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 2008.

Tuy nhiên, ông Gilmore khẳng định rằng những thay đổi mà ông Hagel đã phê chuẩn “không thỏa mãn những yếu tố quan trọng” đối với khả năng chiến đấu của tàu khu trục mà lực lượng Hải quân mong muốn và nói thêm rằng “khả năng chiến đấu và sống sót của tàu khu trục chỉ có thể được cải thiện bằng cách thiết kế tàu mới hoặc là thay đổi những đặc điểm quan trọng trong bản thiết kế ban đầu”.

Quốc hội Mỹ hiện đã dành riêng môt quỹ ngân sách khoảng 12 tỉ USD cho 20 tàu chiến ven biển.

Hải quân Mỹ dự định sẽ chi ra 7.2 tỉ USD nhằm mua về các hệ thóng sẽ được thay thế đối với từng nhiệm vụ, bao gồm dò ngư lôi và tìm kiếm tàu ngầm.

Cựu quan chức đảm trách chế tạo tàu chiến của Hải quân Mỹ là ông Everett Pyatt trả lời hãng tin Bloomberg:

“Tôi không biết chúng ta sẽ làm như thế nào để áp dụng những thay đổi này mà không tiến hành thiết kế lại tàu. Tôi chưa bao giờ thấy những phương án nào có thể nâng cấp sức chịu đựng của một tàu khu trục”.

Chương trình tàu chiến ven biển không phải là sản phẩm duy nhất của công ty Lockheed Martin gặp vấn đề.

Lầu Năm Góc đã dành một thời gian dài và hơn 1,5 nghìn tỷ USD cho máy bay chiến đấu F-35, tuy nhiên máy bay vẫn chưa thể bay trong điều kiện trời mưa khiến động cơ bốc cháy khi cất cánh, bên cạnh đó một số phần mềm của máy bay vẫn chưa thể sử dụng được.

Mặc dù là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc, F-35 hiện đã bị giới hạn tốc độ và chỉ được cho phép 3 giờ bay, trong khi súng máy của máy bay vẫn chưa thể lắp đặt trên máy bay cho đến ít nhất là năm 2019, mặc dù máy bay sẽ được đưa vào hoạt động trong quân đội trong những tháng sắp tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại