Trung Quốc vẫn thèm khát tàu ngầm Amur của Nga

Ngày 06/07, trang mạng Взгляд (vz.ru) cho biết, ông Andrei Baranov, Phó Cục trưởng phụ trách hợp tác kỹ thuật quân sự của Cục thiết kế trung ương Rubin tiết lộ, Cục này và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đang bàn bạc về kế hoạch hợp tác sản xuất tàu ngầm Amur với đối tác Trung Quốc.

Theo tin của Взгляд, ông Baranov đã nói, Trung Quốc có những kế hoạch phát triển tàu ngầm riêng của mình và cũng không quan tâm lắm đến mua sắm thêm tàu ngầm. Vì vậy, nội dung đàm phán sẽ xoay quanh việc lựa chọn hợp tác một số kỹ thuật chuyên môn, trong thiết kế một số tổ hợp cấu kiện quan trọng của tàu ngầm Amur.

Trước đây, đã có một số phương tiện truyền thông đưa tin, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác phát triển 4 tàu ngầm diezen - điện, sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP Amur. Tuy nhiên, ông Baranov cho rằng, ở thời điểm hiện tại, thảo luận đến vấn đề số lượng tàu ngầm Amur mà 2 bên hợp tác phát triển là “hơi sớm”.

Trong bài viết, ông Baranov cho biết, trước đó Trung Quốc và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport đã ký một hiệp định khung, về việc hợp tác phát triển tàu ngầm Amur, thế nhưng để đạt được những điều khoản chi tiết thì còn mất rất nhiều thời gian nữa.

Tàu ngầm AIP lớp Lada (phiên bản xuất khẩu là Amur) của Nga

Các quy định về hợp tác là rất phức tạp, thống nhất được những vấn đề này không phải là điều đơn giản. Vì vậy, tôi không thể nói trước được là cần thời gian bao lâu” - ông Baranov nói.

Theo tin cho biết, tháng 3/2013, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, Nga và Trung Quốc đã đạt được hiệp định khung, về gói mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 và tàu ngầm Lada (phiên bản xuất khẩu là Amur).

Trước đó, tháng 12/2012 họ còn đưa tin Trung Quốc và Nga đã đạt được hiệp định khung, về hợp tác thiết kế và chế tạo 4 tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP Amur-1650.

Lada có chiều dài 66,8m, đường kính thân đoạn lớn nhất 7,1m, lượng giãn nước khi nổi 1765 tấn, khi lặn là 2650 tấn. Tàu có khả năng lặn sâu tới 300m, tốc độ 21 hải lý/h, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, thời gian lặn ngầm (không nổi lên) kỷ lục là 25 ngày.

Việc Nhật liên tiếp đưa 5 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu (501-505) vào sử dụng đã khiến Trung Quốc không thể ngồi yên

Tàu có thể sẽ được sử dụng động cơ diezen - điện với hệ thống động lực AIP thế hệ 2 Kristall-27 do Viện thiết kế nồi hơi đặc biệt (SKBK) nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống động lực AIP thế hệ thứ nhất Kristall-20, công suất 130kW cũng do Viện này phát triển thành công vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước.

Công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí. Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cũng có tính năng tàng hình rất mạnh.

Thế nhưng, theo tin từ các phương tiện truyền thông Nga, tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm diezen - điện Lada mang tên Saint Petersburg, thực chất là một nguyên mẫu thử nghiệm, một số thiết bị trong hệ thống động cơ và hệ thống chỉ huy chiến đấu đều đang phát hiện có vấn đề trục trặc.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại