Đó là câu hỏi được Phó giáo sư bộ môn quan hệ quốc tế Đại học Triết Giang ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, ông Gregory J. Moore nêu ra.
Moskva hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát đối với công nghiệp quốc phòng khá phát triển của Ukraine vốn gắn bó với việc cung cấp sản phẩm quốc phòng sang Nga.
Tiêm kích hạm J-15
Còn Bắc Kinh cũng hiểu rõ không kém là nếu như Ukraine lọt vào vòng kiểm soát của Moskva thì một số chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự với Kiev sẽ bị hủy bỏ và Trung Quốc sẽ bị phụ thuộc nặng nề hơn nữa vào các công nghệ quân sự Nga. Bởi vậy, Trung Quốc đã không công khai ủng hộ Nga khi bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Nga tiếp tục lo ngại Trung Quốc sao chép vũ khí trang bị, đối với Ukraine, yếu tố này kém quan trọng hơn nhiều. Chẳng hạn, Nga đã nổi giận với việc sao chép tiêm kích Su-27, trong khi Ukraine đã cung cấp cho Trung Quốc mẫu chế thử tiêm kích trên hạm Su-33 mà Bắc Kinh công khai có ý định sao chép và đã chế tạo ra J-15.
Tiêm kích hạm J-15 thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA