Trực thăng LCH Ấn Độ và Z-19 Trung Quốc, ai mạnh hơn?

Quốc Việt |

Trực thăng trinh sát - tấn công LCH do Ấn Độ sản xuất có hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại hơn so với Z-19 của Trung Quốc trong cùng vai trò.

Hệ thống điện tử

Trực thăng trinh sát - tấn công hạng nhẹ LCH là một sản phẩm của tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL), Ấn Độ.

LCH thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tháng 3/2010. Mẫu trực thăng này có thiết kế hiện đại với 2 phi công ngồi trước sau, buồng lái kính với các màn hình hiển thị đa chức năng, phía trước mũi máy bay có thiết bị tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR.

Phi công được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống quan sát, có khả năng ngắm bắn bất kể ngày đêm. Ngoài ra, trên LCH còn có các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại như cảm biến cảnh báo radar, laser, cảm biến cảnh báo tên lửa.

Các thiết bị điện tử trên LCH do Ấn Độ hợp tác sản xuất cùng với Israel. Điều này mang lại cho LCH những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay.

Trực thăng LCH của Ấn Độ có ưu thế về hệ thống điện tử so với Z-19 của Trung Quốc.
Trực thăng LCH của Ấn Độ có ưu thế về hệ thống điện tử so với Z-19 của Trung Quốc.

Trong khi đó, Z-19 là sản phẩm của tập đoàn máy bay Thẩm Dương. Thiết kế khí động học của Z-19 tương tự LCH với 2 phi công ngồi trước sau.

Dưới mũi Z-19 là hệ thống tìm kiếm - chỉ thị mục tiêu FLIR. Mẫu trực thăng này có thể trang bị radar bước sóng milimet ở trên đỉnh rotor chính, phi công cũng được trang bị mũ bay tích hợp.

Z-19 có hệ thống điều khiển bay “fly-by-wire” kỹ thuật số. Các thiết bị điện tử trên Z-19 vẫn là một ẩn số do phần lớn được phát triển theo công nghệ bản địa của Trung Quốc.

Xét về hệ thống điện tử, LCH của Ấn Độ nhỉnh hơn do hợp tác được với Israel, quốc gia có nền khoa học công nghệ hàng đầu thế giới.

Hệ thống vũ khí

LCH và Z-19 đều có 2 cánh phụ bên hông với 2 giá treo mỗi bên, mang theo được nhiều loại vũ khí khác nhau.

LCH có thể trang bị 4 thùng phóng rocket không điều khiển 70 hoặc 80 mm, 8 tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral hoặc 8 tên lửa chống bức xạ Helina. Trong nhiệm vụ chống tăng, LCH mang theo 8 tên lửa LAHAT, nó cũng có thể mang 4 bom rơi tự do 250 kg.

Sức mạnh hỏa lực là một ưu thế khác của LCH so với Z-19.
Sức mạnh hỏa lực là một ưu thế khác của LCH so với Z-19.

Trong khi đó, Z-19 cũng có thể trang bị 4 thùng phóng rocket không điều khiển hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn TY-90. Với cấu hình chống tăng, Z-19 sẽ mang theo 8 tên lửa HJ-8 hoặc pháo 23 mm.

Điểm khác biệt lớn nhất về vũ khí là LCH có 1 pháo 20 mm ở dưới mũi trong khi Z-19 không có sẵn. Z-19 vẫn mang được pháo nhưng phải gắn vào giá treo trên cánh, dẫn đến giảm số lượng vũ khí mang theo. Xét về sức mạnh hỏa lực, LCH chiếm ưu thế hơn so với Z-19.

Khả năng cơ động

LCH được trang bị 2 động cơ turboshaft HAL/Turbomeca Shakti do Ấn Độ và Pháp hợp tác sản xuất. Động cơ này có công suất 1.430 mã lực/chiếc, giúp LCH đạt tốc độ tối đa 268 km/h, trần bay 6.500 m, dự trữ hành trình 700 km.

Khả năng cơ động của 2 mẫu trực thăng trinh sát-tấn công hạng nhẹ này tương đương nhau.

Khả năng cơ động của 2 mẫu trực thăng trinh sát - tấn công hạng nhẹ này tương đương nhau.

Z-19 được trang bị 2 động cơ turboshaft WZ-8A công suất 940 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp Z-19 đạt tốc độ tối đa 280 km/h, tốc độ hành trình 245 km/h.

Trực thăng Z-19 có thể hoạt động ở độ cao tối đa 6.000 m, dự trữ hành trình 700 km. Xét về khả năng cơ động, LCH và Z-19 tương đương nhau.

Đánh giá tổng thể, LCH của Ấn Độ có nhiều ưu thế hơn so với Z-19 của Trung Quốc. Hai mẫu trực thăng này là một ví dụ điển hình cho cuộc chạy đua vũ trang không kém phần khốc liệt giữa Bắc Kinh và New Delhi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại