"Trận không chiến" giữa MiG-29 Triều Tiên và F-15 Hàn Quốc

Tuấn Trung |

Mặc dù thua kém rất nhiều, nhưng MiG-29SE của Triều Tiên đã áp đảo hoàn toàn F-15K của Hàn Quốc trên... phim.

Tiêm kích MiG-29SE của Không quân Triều Tiên

Không quân Triều Tiên hiện có trong biên chế khoảng 35 chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29SE, đây chính là máy bay chiến đấu mạnh nhất của họ.

MiG-29SE Fulcrum-C - phiên bản xuất khẩu của MiG-29S là thế hệ thứ hai của gia đình MiG-29. Được phát triển dựa trên khung sườn MiG-29 Fulcrum-A nhưng được làm chắc chắn hơn nên máy bay có tải trọng cất cánh tối đa là 20 tấn so với 18 tấn của phiên bản trước.

Khung thân của MiG-29SE có phần sống lưng được làm to hơn, vì thế nó được gọi với biệt danh Hunchback (lưng gù). Tuy nhiên trong phần "lưng gù" này của phiên bản xuất khẩu không có thiết bị gây nhiễu điện tử Gardeniya như trên MiG-29S nội địa của Liên Xô.

Khả năng tấn công mặt đất của MiG-29SE rất hạn chế với chỉ bom và rocket không điều khiển bởi radar của chúng không có chế độ dành cho đối đất, đối biển.

Tiêm kích F-15K của Không quân Hàn Quốc

F-15K Slam Eagle là phiên bản sửa đổi từ F-15E Strike Eagle dành riêng cho Hàn Quốc, không quân nước này đang sở hữu khoảng 60 chiếc tiêm kích hạng nặng Slam Eagle.

F-15K có khả năng tác chiến độc lập do được trang bị radar rất mạnh, có thể thực hiện đòn tấn công tầm xa cả với mục tiêu trên không cũng như mặt đất, mặt biển trong mọi điều kiện thời tiết.

F-15K có một số tính năng vượt trội F-15E như được bổ sung thiết bị tìm kiếm và định vị mục tiêu bằng hồng ngoại AAS-42, buồng lái tương thích tốt với môi trường tác chiến đêm, thiết bị tác chiến điện tử chiến thuật có trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn tăng được hiệu quả gây nhiễu...

Radar APG-63 nâng cấp của F-15K Slam Eagle cho phép sử dụng các loại vũ khí tấn công tầm xa tiên tiến như AGM-84K SLAM-ER, AGM-84H Harpoon Block II và tên lửa tấn công ngoài tầm phòng không điểm JASSM.

"Trận không chiến" giữa MiG-29SE và F-15K

Trong đoạn video giả định trên thì phần thắng đã nghiêng về MiG-29SE của Triều Tiên, điều này không gây bất ngờ vì khả năng không chiến quần vòng cự ly ngắn vẫn là sở trường của một chiếc tiêm kích nhẹ có độ cơ động cao như MiG-29SE.

Tuy nhiên trong thực tế chiến đấu, F-15K với lợi thế về radar mạnh và vũ khí tiên tiến chuyên tấn công tầm xa của mình sẽ khó có khả năng để cho MiG-29SE cơ hội tiếp cận và thực hiện một trận dogfight bằng pháo như trong clip.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại