Trở thành phi công Hải quân hay phi công Không quân Mỹ khó hơn?

Nhật Anh |

Theo trang mạng "We are the mighty", việc phải cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay đòi hỏi ở phi công Hải quân Mỹ những kỹ năng mà phi công Không quân còn khá lạ lẫm.

Trang mạng "We are the mighty" chỉ ra 5 điểm khác biệt giữa 2 lực lượng phi công Hải quân và phi công Không quân Mỹ.

1. Đào tạo

Trường dạy lái máy bay của cả Không quân và Hải quân Mỹ đều chỉ mất 2 năm để học lý thuyết cho đến khi bay thử.

Khoá huấn luyện Không quân Mỹ bắt đầu với 25 giờ thực hành bay dành cho Đoàn huấn luyện sĩ quan dự bị (ROTC) hoặc học viên tốt nghiệp trường Đào tạo sĩ quan nhưng chưa có bằng lái dân dụng.

Ngoài ra, khóa huấn luyện này còn bao gồm 25 giờ học hướng dẫn kỹ thuật bay trong lớp. Giai đoạn học lý thuyết diễn ra tại một trong ba địa điểm: Căn cứ Không quân Columbus ở Mississippi, căn cứ Không quân Laghlin ở Texas hoặc căn cứ Không quân Vance ở Oklahoma.

Sau đó, học viên sẽ trải qua khóa huấn luyện phi công chuyên sâu. Phần học này kéo dài một năm, mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng, bao gồm hướng dẫn trong lớp, bay mô phỏng và thực hành bay.

Bước tiếp theo, học viên tham dự 1 trong 4 lớp nâng cao dựa trên thứ hạng và học cách lái những loại máy bay đặc biệt như T-1 hoặc T-38.

Trong khi đó, chương trình của Hải quân mở đầu tại Trường bay số 5 thuộc căn cứ không quân (NAS) Whiting Field, Florida hoặc Trường bay số 4 tại NAS Corpus Christi, Texas.

Tại đậy, học viên học lái máy bay Beechcraft T-6B Texan II (JPATS) hoặc T-34 Turbo Mentor. Đây là khoá học căn bản trong khoảng 6 tháng.

Texan

Máy bay huấn luyện T-6 Texan

Sau khi hoàn thành khóa căn bản, học viên sẽ được lựa chọn vào 1 trong 4 lớp nâng cao sử dụng E-6B Mercury, máy bay tuần tra biển, trực thăng, hoặc máy bay có móc ở phía đuôi (để hạ cánh trên tàu sân bay).

Quy trình lựa chọn học viên phụ thuộc vào nhu cầu phục vụ, kết quả học và nguyện vọng của học viên. Học viên lái máy bay có móc đuôi học khoá nâng cao tại NAS Kingsville, Texas hoặc NAS Meridian, Mississippi trong 23 tuần.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa khoá nâng cao của Không quân và Hải quân Mỹ là phi công Hải quân phải học cách hạ cánh xuống tàu sân bay. Điều đó rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian luyện tập. Ngay cả những học viên giỏi cũng gặp nhiều khó khăn trong công đoạn này.

Những phi công sau khi lên cấp bạc hoặc vàng được điều tới các khu căn cứ để học lái loại máy bay phục vụ mục đích quốc phòng.

2. Con đường sự nghiệp

Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều cố gắng tìm sự cân bằng giữa nhiệm vụ, nâng cao kiến thức và triển khai tác chiến đối với các quân nhân. Con đường sự nghiệp của họ phụ thuộc rất nhiều vào các sự kiện thế giới cũng như nguyện vọng cá nhân.

Nhưng nhìn chung, trong 10 năm phục vụ, các phi công sẽ có hai đợt được điều động tác chiến (mỗi đợt kéo dài 5 đến 6 năm). Những phi công chỉ huy phi đội tham gia nhiều đợt hoạt động hơn.

Đáng chú ý là trong vài năm trở lại đây, Không quân có xu hướng đào tạo nhiều phi công điều khiển máy bay không người lái hơn so với phi công chiến đấu trực tiếp.

3. Nhiệm vụ

Hiện nay, phi công Không quân Mỹ thường được đào tạo chuyên biệt hơn và tập trung vào vai trò tác chiến không-đối-không, trong đó có kỹ năng sử dụng radar, đánh chặn và không chiến.

Trong trường hợp xảy ra giao tranh nghiêm trọng, Không quân Mỹ sẽ đảm nhiệm vai trò tấn công, điều hành các trạm tuần tra tác chiến trên không hoặc tiến hành các đợt càn quét qua khu vực không phận có nguy hiểm tiềm tàng.

Do phải cất hạ cánh trên tàu sân bay nên phi công Hải quân Mỹ có những kỹ năng mà phi công Không quân còn lạ lẫm.

Do phải cất hạ cánh trên tàu sân bay nên phi công Hải quân Mỹ có những kỹ năng mà phi công Không quân còn lạ lẫm.

Trong khi đó, phi công Hải quân Mỹ lái các máy bay đa năng, vì vậy họ còn được giao đảm đương nhiều nhiệm vụ khác trong khi vẫn cần đảm bảo hiệu quả trong các chiến dịch không chiến.

Ngoài ra, việc phi công Hải quân Mỹ phải cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay đòi hỏi ở họ những kỹ năng mà phi công Không quân còn khá lạ lẫm.

4. Căn cứ

Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều có căn cứ nằm dọc bờ biển nước này. Cơ sở căn cứ Không quân thường đẹp hơn, thậm chí có nơi còn xây cả sân golf.

Ngoài ra, Không quân Mỹ còn có căn cứ khắp thế giới, trong đó bao gồm những "điểm nóng" như Bagram, Afghanistan, và Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ.

Lại một lần nữa, điểm khác biệt lớn nhất giữa Không quân và Hải quân Mỹ là phi công chiến đấu của Hải quân dành phần lớn thời gian hoạt động của họ trên các tàu sân bay ngoài biển.

5. Máy bay

Phi công chiến đấu Hải quân Mỹ lái phiên bản máy bay Super Hornet 1 hoặc 2 chỗ ngồi. Trong khi đó, phi công Không quân được giao đảm nhiệm các chiến đấu cơ F-15C Eagle hoặc F-22 Raptor.

Trong tương lai, cả Không quân và Hải quân Mỹ đều sẽ vận hành các tiêm kích thế hệ năm F-35 Joint Strike Fighter.

Ngoài ra, đội bay biểu diễn Blue Angels của Hải quân Mỹ sử dụng các tiêm kích F/A-18 còn đội bay biểu diễn Thunderbirds của Không quân có các chiến cơ F-16.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại