Tiết lộ đáng sợ về vụ Su-27 Nga suýt va chạm với máy bay Mỹ

Quang Huy |

Theo tờ Rossiyskaya Gazeta (Nga), đã rõ một số chi tiết vụ máy bay do thám RC-135U của Mỹ suýt va chạm với chiến đấu cơ Nga trên biển Baltic hôm 7/4 vừa qua.

Tin liên quan: Su-27 Nga suýt va chạm với máy bay trinh sát Mỹ trên biển Baltic

Rossiyskaya Gazeta cho biết, theo giả thiết của Lầu Năm Góc, chiếc RC-135U đang thực hiện chuyến bay hết sức bình thường trong không phận quốc tế thì bị máy bay chiến đấu Su-27 Nga chặn đầu “theo cách không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".

Truyền thông Mỹ cáo buộc Su-27 bay cách RC-135 không vũ trang chỉ 6 m và điều này có thể khiến hai chiếc máy bay va chạm trên không trung.

Do các phi công của RC-135U không muốn liều lĩnh nên đã quay đầu, đưa máy bay về căn cứ không quân tại Anh.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga lại đưa ra thông tin hoàn toàn khác.

US spy plane RC-135U Photo: US Air Force photo by Master Sgt.  Lance Cheung / wikipedia.org

Mỹ nói máy bay trinh sát nước này bị chiến đấu cơ Nga chặn đường

Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết:

Lúc 13h18 (theo giờ Moscow) ngày 7/4/2015, các radar phòng không Nga phát hiện trên vùng biển Baltic một chiếc máy bay lạ đang bay về phía không phận Nga.

Máy bay chiến đấu Su-27 ngay lập tức được lệnh xuất kích.

Chiếc Su-27 bay vòng quanh chiếc máy bay lạ vài lần để xác định số hiệu máy bay và đã nhận dạng được mục tiêu là máy bay do thám RC-135U của Không quân Mỹ.

Thông tin này ngay lập tức được báo về cho bộ chỉ huy.

Chiếc Su-27 không hề gây ra bất cứ tình huống nguy hiểm nào trên không.

Sau khi Su-27 bay vòng quanh RC-135U thì chiếc máy bay của Không quân Mỹ đã chuyển hướng và rút khỏi ranh giới không phận của Nga.

Theo ông Konashenkov, chiếc RC-135U đã tắt bộ phát đáp.

Về việc đánh giá độ chuyên nghiệp của các phi công Nga, ông Konashenkov cho biết, điều này liên quan tới thẩm quyền của Bộ chỉ huy Nga, không phải của Lầu Năm Góc.

Ông Konashenkov cũng nêu rõ rằng những chuyến bay “bình thường” của các máy bay trinh sát Mỹ chỉ có thể được thực hiện tại khu vực biên giới Mỹ.

Mỹ cho rằng Su-27 Nga đã chặn đầu chiếc RC-135U “theo cách không an toàn và thiếu chuyên nghiệp.

Mỹ cho rằng Su-27 Nga đã chặn đầu chiếc RC-135U “theo cách không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".

Ông Konstantin Kosachev, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Liên bang cho rằng, Lầu Năm Góc không nên bị kích động trước những máy bay chiến đấu của Nga.

“Liên quan tới sự việc xảy ra trên bầu trời khu vực biển Baltic, cần phải nhớ một chi tiết: Nga là đất nước thuộc vùng biển Baltic, còn Mỹ thì không”, thượng nghị sĩ này tuyên bố.

Theo Rossiyskaya Gazeta, năm vừa qua, đã có không ít các chuyến bay thông thường tới Kaliningrad của máy bay vận tải Nga (chưa nói tới chiến đấu cơ) bị các tướng lĩnh Phương Tây sử dụng như lý do để cáo buộc Nga vi phạm các thỏa thuận quốc tế.

Thực ra, không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh những lời nói của họ là có căn cứ.

Về cái gọi là chuyến bay “bình thường” của RC-135U trên vùng biển Baltic, Rossiyskaya Gazeta cho biết, ngay cả các phương tiện truyền thông Mỹ cũng thừa nhận rằng:

Những chuyến bay như vậy hoặc nhằm mục đích do thám lộ trình bay của Không quân Nga ở trong khu vực này, hoặc để tìm các vị trí đặt những tổ hợp tên lửa chiến thuật “Iskander-M” tại Kaliningrad.

Các máy bay do thám của Mỹ trong thời gian gần đây đã nhiều lần toan triển khai nhiệm vụ tương tự ở gần khu vực biên giới Nga.

Cuối tháng 4/2014, chiến đấu cơ Su-27 của Nga đã khiến phi hành đoàn trên chiếc RC-135U đang bay trên vùng biển Okhotsk phát hoảng, khí tiếp cận ngay trước mũi máy bay này ở cự ly khoảng 30 mét.

Vụ việc tới tháng 6/2014 mới được Lầu Năm Góc tiết lộ.

Tiếp đó, tới tháng 8/2014, máy bay RC-135 của Mỹ đã buộc phải xâm phạm không phận Thụy Điển sau khi cố gắng bứt khỏi tiêm kích Nga.

Sau sự việc này mới phát hiện được rằng chiếc máy bay của Mỹ không được cấp phép để bay vào khu vực nói trên.

Rossiyskaya Gazeta cho hay, việc bám sát theo những máy bay lạ bay dọc theo hành lang không phận quốc tế và gần với biên giới của một quốc gia nào đó là điều hết sức bình thường.

Ví dụ, khi các máy bay mang tên lửa chiến lược của Nga Tu-160 và Tu-95MS thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không tại vùng biển Đại Tây dương và Thái Bình dương, ở một số tuyến sẽ có các máy bay chiến đấu của không quân các nước đi theo giám sát.

Dù các máy bay này của Nga có xuất hiện ở đâu đi chăng nữa thì cũng có hầu hết các loại máy bay chiến đấu của lực lượng không quân các nước cất cánh để giám sát, từ F-15, F-16, F-18 và F-22 cho đến Mirage của Pháp.

Có chiếc chỉ giám sát trong vòng vài phút, một số chiếc lại tiến gần đến các máy bay của Nga để chụp ảnh.

Có lần những máy bay chiến đấu Phantom của Mỹ đã theo các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược của Nga gần 3,5 tiếng tại khu vực Alaska.

Song, không phải lúc nào sự việc tương tự cũng xảy ra.

Trong vòng 30 năm qua, Nga thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu tại các vùng biển, các khu vực xa xôi trên thế giới, các tổ lái đã gặp nhiều tình huống khác nhau – từ hành động gây rối cho đến gây hấn.

Theo Rossiyskaya Gazeta, có lần chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ đã va phải cánh máy bay ném bom chiến lược của Nga khiến phi hành đoàn phải khó khăn lắm mới trở về được tới căn cứ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại