Đây là nơi cất giữ các hệ thống pháo phản lực phóng loạt và các loại xe hỗ trợ quân sự. Trong đó, tiêu biểu nhất là pháo phản lực phóng loạt Smerch.
Nơi đây được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt, người lạ mặt không được phép vào bên trong. Ngoại trừ vài ngày trước một ngày lễ nhất định trong năm, một nhóm phóng viên sẽ được phép tới thăm nơi đây và chụp ảnh để ghi lại vẻ đẹp, uy lực và sức mạnh của quân đội Nga.
Dưới đây là những hình ảnh cho thấy quá trình huấn luyện, bảo quản pháo phản lực Smerch mới được chia sẻ trên trang mạng quốc phòng của Nga:
Được phát triển từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và được đưa vào biên chế quân đội Xô Viết năm 1989, pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch (NATO định danh là Typhoon) được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu là binh lính, xe thiết giáp, bọc thép hạng nhẹ, các trận địa pháo binh, sở chỉ huy, kho vũ khí của đối phương,...
BM-30 Smerch gồm 12 ống phóng rocket cỡ nòng 300mm đặt trên khung gầm xe cơ giới.
Một tổ hợp Smerch bao gồm: đạn 9M55, 9M528 trong ống phóng, xe phóng BM 9A52-2, xe chở đạn TZM 9T234-2, xe chỉ huy, kiểm soát hỏa lực 1K123 Vivary, xe bảo dưỡng PM-2-70 MTO-V cùng các hệ thống huấn luyện khác.
BM-30 Smerch có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau trong đó có một số loại đạn rocket như: 9M55K (chống người), 9M55K1 (chống tăng), 9M55K4 (đạn rải mìn chống tăng),... Các loại đạn thuộc dòng 9M55 có tầm bắn tối đa 70km, trong khi với đạn 9M528 thì tầm bắn tối đa lên đến 90km.
Ngoài ra, hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch có thời gian triển khai chỉ 3 phút, thu hồi 2 phút đảm bảo tính bất ngờ khi tấn công mục tiêu.
Ở chế độ bắn loạt, BM-30 Smerch có khả năng bắn hết 12 phát đạn trong vòng 38 giây, thời gian nạp đạn là 20 phút.
Với uy lực của mình, hiện nay pháo phản lực BM-30 đang có trong biên chế của nhiều quốc gia như: Algeria, Ấn Độ, Belarus, Cô-oét, UAE, Trung Quốc (Trung Quốc chế tạo phiên bản nhái là PHL03/AR2), Venezuela,...
Một số hình ảnh khác về siêu pháo phản lực Smerch: