Tên lửa Triều Tiên và sự run sợ của đồng minh Mỹ

Mỹ giải thích lý do thành lập hệ thống MD tại Đài Loan là do Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và đe dọa chống lại đồng minh của Mỹ.

Mỹ giải thích lý do đi đến quyết định thành lập hệ thống MD tại Đài Loan là do Bắc Triều Tiên có vũ khí tên lửa hạt nhân và đe dọa sử dụng nó chống lại các nước đồng minh của Mỹ tại khu vực Châu Á. Tuy nhiên quyết định bán vũ khí cho Đài Loan đã bị phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ và tuyên bố: “Đây là một sự kiện đầu độc nghiêm trọng mối quan hệ song phương (giữa Trung Quốc và Mỹ)” và cũng không khó hiểu tại sao Trung Quốc lại có phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Khu vực Thái Bình Dương

Nhật Bản bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải có các nghiên cứu trong lĩnh vực MD vào năm 1998, sau khi Bắc Triều Tiên phóng 3 quả tên lửa đạn đạo tầm trung “Tepodong-1” từ lãnh thổ của mình. Sau khi tên lửa “Tepodong-1” của Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương vào năm 1999, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo vệ chống tên lửa để bảo vệ lãnh thổ của mình cùng với Mỹ.

Như vậy, trên thực tế thì Nhật Bản đã chính thức tham gia vào các chương trình nghiên cứu của Mỹ dưới  tên gọi “Phòng thủ mở rộng trên chiến trường biển” từ năm 1999.

Các cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo thành công đã làm cho Nhật Bản với sự hỗ trợ của Mỹ quyết định triển khai hệ thống MD theo tuyến của riêng mình, và quyết định này đã được công bố tại một cuộc họp của Nội các Nhật Bản vào năm 2002.

Nhật Bản mua của Mỹ hệ thống “Aegis-MD” và các tổ hợp tên lửa “Patriot” PAK-3 “để bảo vệ cuộc sống và tài sản của công dân Nhật  trước các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo của các quốc gia xâm lược” (trích từ tuyên bố chính thức của nội các Nhật Bản). Vào thời điểm đó (2002), Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch trang bị cho các tàu khu trục các tên lửa đánh chặn “Standart-3” .

Vào tháng 12 năm 2005, Nhật Bản tuyên bố sẽ chi trả 1/3 giá trị chương trình MD chung với Mỹ, tức là chịu khoản kinh phí  khoảng 1 đến 1,5 tỷ đô la (tổng giá trị của chương trình là khoảng 3 tỷ đôla),-  sau tuyên bố trên, phía Mỹ đã chính thức coi Nhật Bản là đối tác quan trọng nhất của mình trong lĩnh vực hợp tác phòng chống tên lửa.

Hệ thống MD của Nhật Bản là một hệ thống bố trí theo tuyến gồm: các tàu chiến được trang bị hệ thống “Aegis-MD” với các tên lửa “Standart-3”; các tổ hợp tên lửa “Patriot “ PAK-3 (dự kiến triển khai 124 tên lửa, đã mua của Mỹ 32 chiếc và đã bố trí trên 11 căn cứ trên khắp lãnh thổ, những chiếc còn lại sẽ được sản xuất tại Nhật Bản); các trạm rada cảnh báo sớm cơ động và cơ sở hạ tầng chỉ huy tác chiến.

Lực lượng MD trên biển của Nhật Bản gồm có 4 chiếc tàu khu trục được trang bị hệ thống “Aegis“ với các tên lửa phòng không SM-3 là: Congo, Chokai, Mioko và Kirishima. Nước này cũng đang có kế hoạch triển khai hệ thống MD trên 02 tàu khu trục nữa.

Nhiệm vụ phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo được giao cho trạm rada FBX-T trên đảo Honsiu. Ngoài ra, Nhật Bản còn tự mình chế tạo các trạm rada FPS-XX cũng giải quyết các nhiệm vụ tương tự. Dự kiến sẽ bố trí 4 trạm rada như vậy tại tuyến MD đầu tiên trên biển. Hệ thống trên biển này là thành phần cơ bản của lá chắn bảo vệ Nhật Bản và cũng sẽ là thành tố cơ bản bảo vệ các lực lượng và lợi ích chiến lược của Mỹ trước đối phương tiềm năng tại khu vực.

Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung và hai bên đều đánh giá là rất thành công. Một trong những nỗ lực chung rất có ý nghĩa của hai nước là hợp tác chế tạo thế hệ tên lửa chống tên lửa mới SM-3, Block IIA.

Theo đánh giá của Bộ quốc phòng Mỹ thì: “quan hệ đối tác Mỹ và Nhật là một tấm gương mẫu mực về sự hợp tác cần thiết trong tiến trình áp dụng cách tiếp cận linh hoạt, tương ứng  với các mối đe dọa đặc thù trong khu vực và khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa đó”.

 

Các thành phần MD trên lãnh thổ các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ.

1. Đan Mạch (đảo Greenland) – trạm rada AN/FPS-120 (biến thể của AN/FPS-123)

2. Nauy – trạm rada AN/FPS-129.

3. Anh – trạm rada AN/FPS-126 (biến thể trạm rada AN/FPS-123), tổ hợp tên lửa phòng không RAAMS ( S)

4. Hà Lan – trạm rada M3R, vệ tinh phát hiện sớm; dự kiến triển khai tổ hợp tên lửa phòng không SAMMP/T Block2, sở chỉ huy MD.

5. Đức- tổ hợp tên lửa phòng không MEADS, tổ hợp tên lửa phòng không PAAMS, sở chỉ huy MD; dự kiến triển khai: tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T Block 2 .

6. Pháp - tổ hợp tên lửa phòng không PAAMS,  tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T

7. Ý- các tổ hợp tên lửa phòng không PAAMS, tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T, các tổ hợp tên lửa phòng không MEADS; dự kiến triển khai: các tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T Block 2.

8. Thổ Nhĩ Kỳ- trạm ra đa cơ động AN/TPY-2, sở chỉ huy MD; dự kiến: Arrow.

9. Rumania- dự kiến triển khai: SM-3, sở chỉ huy Aegis , các trạm rada , hệ thống Aegis bố trí ven biển Aegis Ashore.

10. Tây Ban Nha- dự kiến triển khai: các hệ thống Aegis bố trí trên biển.

11. Ba Lan – dự kiến triển khai: SM-3; hệ thống ven bờ Aegis Ashore.

12. Israel  – Arrow, Tactical High Energy Laser (THEL), Mini Raz MMR (EL/M-2084), Raz MMR (EL/M-2084), Patriot PAC-2, Patriot PAC-3, РЛС (FBX-T) AN/TPY-2; dự kiến triển khai: Arrow-3, Arrow-4.

13.  A-rập Xê-út  – dự kiến triển khai: Patriot PAK-3, УР GEM-T.

14. Cô-oét – dự kiến triển khai: Patriot PAK-3, УР GEM-T.

15. Tiểu vương quốc Arập thống nhất – dự kiến triển khai: Patriot PAK-3.

16. Ấn Độ  – các trạm ra da, các thành phần của Arrow-2; dự kiến triển khai: Prithvi Air Defence (PAD), Advanced Air Defence (AAD).

17.  Nhật Bản  – các hệ thống Aegis bố trí trên biển; các tổ hợp Patriot PAC-3; các trạm rada  AN/TPY-2 (FBR-T), J/FPS-XX và biến thể  J/FPS-3 .

18.  Nam Triều Tiên  – các hệ thống Aegis trên biển; dự kiến triển khai: các trạm ra da AN/TPY-2; Patriot PAC-3.

19.Đài Loan – các hệ thống Aegis bố trí trên biển , Patriot PAC-3.

20. Úc – các trạm rada  AN/SPQ-9B, tổ hợp phóng  Mk41, các hệ thống Aegis bố trí trên biển, AN/SLQ-25ANixie, AIMSMKXII.

Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) cũng là một đối tác quan trọng của Mỹ trong lĩnh vực MD. Việc xây dựng  hệ thống MD được bắt đầu thực hiện từ tháng 11 năm 2004 bằng việc đóng chiếc tàu khu trục đầu tiên trong số 3 chiếc KDX-III của nước này được trang bị “Aegis- MD” của Mỹ.

Hiện nay, Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục hợp tác nghiên cứu để xác định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống MD của nước này  trong tương lai. Giới lãnh đạo chính trị- quân sự Mỹ tuyên bố là ngay sau khí xác định được các yêu cầu này, Mỹ sẵn sàng hợp tác với  Hàn Quốc để tăng cường khả năng phòng thủ của đồng minh của mình trước các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.

Hợp tác giữa Mỹ và Úc trong lĩnh vực MD bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Mục tiêu chính của dự án chung ĐUNEE (tiến hành một loạt các thử nghiệm trong lĩnh vực MD vào tháng 9 năm 1997) là kiểm tra khả năng phát hiện phóng tên lửa đạn đạo của trạm ra da Úc kiểu Jindalee.

Về mặt chính thức, chính phủ Úc tham gia vào chương trình MD chung với Mỹ bắt đầu ngay sau tuyên bố của mình  về việc soạn thảo chương trình quốc gia chống lại các mối đe dọa tên lửa và phổ biến vũ khí hạt nhân vào cuối năm 2003. Trong năm 2004 hai bên đã ký bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau trong hợp tác về lĩnh vực MD, và vào tháng 10 năm 2005- ký tiếp một văn kiện song phương mở rộng hợp tác nghiên cứu và phát triển các hệ thống MD.

Năm 2006, Hải quân Úc đã đặt mua 3 hệ thống MD bố trí trên biển (trong đó có các tổ hợp phóng tên lửa Mk41 với tổng trị giá lên tới gần 1 tỷ đôla). Ngoài ra, hai bên cũng xem xét ý định cung cấp các trạm ra da sục sạo AN/SPQ-9B, các hệ thống trao đổi dữ liệu về tình huống chiến thuật CECS, các tổ hợp chế áp vô tuyến điện tử AN/SLQ-25 Nixie, các hệ thống nhận biết AIMS MK XII, các thiết bị , chi tiết, phụ tùng thay thế và tài liệu kỹ thuật đi kèm.

Vào năm 2008 chính phủ Úc đã đề nghị Mỹ xem xét khả năng cung cấp các thành phần bổ sung của các hệ thống “Aegis” để trang bị cho 3 tàu khu trục đang đóng mới AWD, chiếc thứ nhất trong số đó sẽ được đưa vào trang bị trong năm 2013.

Đến thời điểm hiện tại Úc chưa phải đối mặt với các mối đe dọa tấn công bằng tên lửa trực tiếp, tuy nhiên, qua tuyên bố của các quan chức Úc thì giới lãnh đạo quân sự- chính trị nước này không loại trừ khả năng sẽ có một khả năng tương tự trong tương lai.

Ngoài mục tiêu là đạt được các mục đích chính trị nhất định nào đó thì sự hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này tạo cho Úc những khả năng tuyệt vời để phát triển công nghiệp, công nghệ và khoa học.

Tuy nhiên, sự hợp tác Úc- Mỹ trước hết  phục vụ lợi ích của Mỹ: một khi Mỹ có các căn cứ quân sự với các hệ thống MD tại Thái Binh Dương thì Mỹ sẽ có khả năng tự bảo vệ mình trước các đòn tấn công không chỉ từ Băc Triều Tiên (như thường được tuyên bố trong các văn bản chính thức), mà còn từ phía các quốc gia hạt nhân khác, như Nga và Trung Quốc.

Rất nhiều điều khoản cụ thể về một sự hợp tác như vậy đã được quy định rõ trong các Hiệp ước song phương Mỹ- Úc và Hiệp ước đa phương  Mỹ, Nhật Bản và Úc về hợp tác trong lĩnh vực MD.

Lịch sử hợp tác giữa Đài Loan và Mỹ trong lĩnh vực vũ khí phòng thủ bắt đầu từ đầu những năm 1970. Các cuộc thử tên lửa của Trung Quốc trong 02 năm 1995 và 1996 tại khu vực eo biển Đài Loan đã làm dư luận Đài Loan ngày càng ủng hộ việc thiết lập hệ thống MD tại vùng lãnh thổ này.

Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định bán một khối lượng lớn vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự cho Đài Loan với tổng trị giá lên tới 6,5 tỷ đôla vào cuối năm 2008. Quyết định này đã được hai bên thống nhất  trước đó trong các cuộc đàm phán tại Washinton giữa  bộ trưởng quốc phòng hai bên (theo luật pháp Mỹ về quan hệ đối với Đài Loan năm 1979 thì Mỹ chỉ có thể bán cho Đài Loan các loại vũ khí phòng thủ).

Hợp đồng cung cấp vũ khí này có liên quan đến các tổ hợp tên lửa cải tiến “Patriot” PAK-3, 12 tổ hợp phóng loại tên lửa trên và 330 quả tên lửa. Các mẫu vũ khí đầu tiên đã được giao cho Đài Loan vào giữa  năm 2009.

Như đã biết, “Patriot” PAK-3 không chỉ tiêu diệt được các mục tiêu di động trên không mà còn có thể tiêu diệt được các đầu tác chiến của tên lửa ở giai đoạn cuối của các đầu đạn (giai đoạn rơi). Nếu tính tới những trang bị kỹ thuật hiện đại của tổ hợp này thì trạm rada của nó có thể xác định được việc phóng tên lửa đạn đạo và các loại tên lửa khác không chỉ từ Bắc Triều Tiên mà còn từ cả Trung Quốc.

Mỹ giải thích lý do đi đến quyết định thành lập hệ thống MD tại Đài Loan là do Bắc Triều Tiên có vũ khí tên lửa hạt nhân và đe dọa sử dụng nó chống lại các nước đồng minh của Mỹ tại khu vực Châu Á. Tuy nhiên quyết định bán vũ khí cho  Đài Loan đã bị phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ và tuyên bố: “Đây là một sự kiện đầu độc nghiêm trọng mối quan hệ song phương (giữa Trung Quốc và Mỹ)” và cũng không khó hiểu tại sao Trung Quốc lại có phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Hiện nay, Đài Loan đang xây dựng hệ thống MD với 2 thành tố ở cả trên biển và trên đất liền gồm: các trạm rada, các tổ hợp tên lửa “Patriot” và các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống “Aegis- MD”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại