Tàu sân bay trực thăng Mistral: Pháp tự bắn vào chân mình

Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây đã nêu vấn đề về việc chuyển giao 2 tàu sân bay trực thăng Mistral mà Nga đặt mua.

Theo kế hoạch, chiếc tàu đầu tiên phải được bàn giao cho Nga trong mùa thu này.

Ông Francois Hollande bày tỏ quan điểm của mình sau Hội nghị thượng đỉnh NATO, dưới áp lực của Hoa Kỳ muốn "trừng phạt" Nga bởi lý do dường như Nga không hỗ trợ cho việc giải quyết khủng hoảng Ukraine. Nhưng bất chấp điều đó, lệnh ngừng bắn ở Đông Nam Ukraine hiện nay đã đạt được chủ yếu nhờ vào sáng kiến ​​của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhiều người ở Pháp cho rằng nếu Paris đình chỉ việc xuất khẩu tàu Mistral cho Nga thì điều đó có nghĩa là Pháp tự trừng phạt chính bản thân mình.

Jean-Claude Allyar, chuyên gia về các vấn đề quân sự Nga của Viện Chiến lược và Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Pháp đã bình luận về tình hình khi trả lời phỏng vấn đài "Tiếng nói nước Nga".

Tiếng nói nước Nga: “Tổng thống Pháp tỏ ra hoài nghi về việc xuất khẩu cho Nga tàu Mistral vào lúc này có phù hợp hay không. Ông có bình luận gì về vấn đề này?”

Jean-Claude Allard: “Tôi nghĩ rằng quyết định của Tổng thống có liên quan, trước hết đến việc đình chỉ hợp đồng trong một thời gian nhất định. Nếu xem xét một cách kỹ càng hơn, đây là nói về sự trì hoãn thông qua quyết định... Và thời điểm kết thúc đợt trì hoãn này tương ứng với thời điểm giao hàng dự định. Vì vậy, chúng ta vẫn còn thời gian để khắc phục vấn đề.

Đối với Nga, tôi có thể nói rằng việc nhận Mistral mà Pháp bán cho là vấn đề thứ yếu. Nhưng đối với Pháp, điều này có tầm quan trọng rất lớn. Vì thế chúng tôi đang rất lo lắng về tin tức này!”

Tiếng nói nước Nga: “Nhiều chính trị gia Pháp phản đối việc hủy bỏ hợp đồng xuất khẩu Mistral, cho rằng điều đó sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho danh tiếng của nước Pháp. Ông nghĩ gì về điều này?”

Jean-Claude Allard: “Cần phải nhìn nhận vấn đề từ cả hai phía. Trước hết, chúng ta đang nói về cuộc khủng hoảng Ukraine, từ đó nói về căng thẳng giữa NATO và Hoa Kỳ, một số nước châu Âu với Nga. Ở đây cần phải xem xét vấn đề từ hai phương diện.

Sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu quan hệ giữa chúng ta xấu đi, bởi vì ngày nay phương Tây có khá nhiều kẻ thù giữa các quốc gia tạo thành hình lưỡi liềm từ biên giới Pakistan tới Mali và chúng ta không thể quên sự can thiệp quân sự của Pháp ở Mali, cũng như thực tế là tình hình Libya đang gay cấn và “Nhà nước Hồi giáo” đang đe dọa tất cả. Khi mà nhà tôi đang cháy thì đối với tôi điều đó nghiêm trọng hơn nhiều so với vấn đề Ukraine, nơi mà thảo luận là có thể xảy ra, và do đó có thể tìm kiếm một giải pháp chính trị nào đó.”

Có vẻ như tổng thống Francois Hollande không quyết định trừng phạt Nga, mà là trừng phạt ngành công nghiệp vũ khí của nước mình. Không phải ngẫu nhiên mà ở khu vực lân cận nhà máy đóng tàu, nơi xây dựng Mistral, hiện giờ đang diễn ra các cuộc biểu tình với mục đích không chống Nga, mà phản đối Hollande. Nhưng có điều gì mà người ta không làm để lấy lòng Obama?

Pháp có nguy cơ mất hợp đồng tổng giá trị hàng tỷ euro với Nga. Trong khi đó, tàu sân bay trực thăng mà Nga đặt cho Bắc Cực chắc gì phù hợp với điều kiện khí hậu các nước khác?

Trong thực tế, ngay từ đầu nhiều người ở Nga đã hoài nghi về tính thích hợp của giao dịch đã ký kết bởi cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người mà công việc khó có thể đánh giá là hoàn hảo. Tuy nhiên, Moskva đã không bác bỏ hợp đồng này. Tuy nhiên, một vài tháng trước, khi xuất hiện tin đồn là có khả năng giao dịch với Paris sẽ bị đình chỉ, Nga đã bắt đầu chuẩn bị chuyển đơn đặt hàng đó cho các công ty trong nước. Người ta ước tính rằng việc xây dựng những con tàu như vậy ở Nga sẽ có chi phí rẻ hơn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại