Trang bị mới
Tờ Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết:
"Hệ thống phát hiện bằng UV đã sẵn sàng được lắp đặt cho cả T-14 và T-15 IFV và hiện đang trải qua thử nghiệm như một phần hệ thống phòng vệ chủ động Afganit (còn gọi là APS). Chúng tôi dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm nay".
Về nguyên lý hoạt động, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống này phát hiện mới truy tìm dấu vết photon UV theo vệt khí bị i-ôn hóa được một đầu đạn rocket để lại trên không.
Nó không chỉ có khả năng phát hiện một vụ phóng rocket mà còn tính được vận tốc và quỹ đạo bay của đầu đạn, cung cấp cho hệ thống phòng vệ chủ động toàn diện mọi dữ liệu theo yêu cầu để đánh chặn thành công một mối đe dọa thật sự.
Hệ thống sử dụng một radar quét phân mảng điện tử cùng một hệ thống tác chiến điện tử uy lực đủ sức làm lệch hướng đạn, tên lửa đang được bắn đến. Nó cũng có biện pháp đối phó với vũ khí dẫn đường bằng laser gây nhiễm sóng vô tuyến của kẻ thù.
Cũng vậy, xe tăng Nga được trang bị hệ thống đánh chặn Afganit có thể ngăn chặn đạn xuyên giáp. Điều này có nghĩa siêu tăng Armata được trang bị“bửu bối” Afganit có thể chống lại nhiều loại đạn có đương lượng nổ cao.
Hệ thống Afganit có hiệu quả nhất khi được sử dụng chống lại vũ khí hóa học, chẳng hạn lựu đạn hoặc tên lửa chứa hóa chất độc hại.
Trong báo cáo Cán cân Quân sự năm 2016 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế giải thích một số tính năng quan trọng khác của Afganit:
"Khi đi vào phục vụ, Armata sẽ là dòng xe tăng chiến đấu đầu tiên có thiết kế tháp pháo tự động và hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Lá chắn hoàn hảo Afganit sẽ làm giảm hiệu quả của tên lửa dẫn đường và vũ khí vác vai chống tăng, chẳng hạn sóng phóng lựu..."
Radar siêu mạnh
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch cho Armata radar sử dụng công nghệ tương tự radar của siêu tiêm kích Sukhoi T-50, cũng như trang bị súng máy bắn tự động hoàn toàn.
Đại tá Victor Murakhovskiy - Tổng biên tập tạp chí Arsenal (Kho súng đạn) kể cho báo Izvestia: “Radar của xe tăng hoạt động trong chế độ tự động sẽ phát hiện ra quả đạn đang bay tới.
Bộ thiết bị tính toán sẽ đánh giá các thông số của quả đạn đó và ra quyết định sử dụng vũ khí có trên xe tăng”.
Theo vị chuyên gia này, hiện nay “lá chắn” Trophy của Israel là hệ thống bảo vệ xe tăng chủ động thành công duy nhất.
Nhưng hệ thống này hoạt động theo nguyên lý khác: quả đạn nổ tạo ra trên chiếc xe bán cầu bảo vệ, bán cầu này tiêu diệt quả đạn chống tăng đang bay tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban của Duma Quốc gia về Quốc phòng Frants Klintsevich nói: “Vũ khí mà chúng ta nói đến ở đây có nhiệm vụ bắn trúng quả đạn chống tăng, và nếu không tiêu diệt được nó thì cũng buộc quả đạn thay đổi quỹ đạo và không trúng được mục tiêu.
Đương nhiên có thể xảy ra việc quả đạn bị lệch khỏi xe tăng sẽ trúng vào bộ binh đi bên cạnh”.
Theo ông Klintsevich, cũng có ý định sử dụng các loại vũ khí khác để bảo vệ tích cực xe tăng. Đại biểu Duma Quốc gia này thông báo:
“Có nhiều ý tưởng về việc này, đã có nhiều thử nghiệm như đó là vũ khí laser. Chúng ta chưa đạt tới mức độ có thể bố trí gọn gàng vũ khí này. Nhưng vũ khí này rất có triển vọng. Vũ khí tương tự sẽ có thể tiêu diệt một cách hiệu quả các quả đạn chống tăng”.