Tại sao quân sự Hàn Quốc luôn bị cho là yếu hơn Triều Tiên?

Nhiều nguyên nhân được nhắc tới, trong đó có việc Hàn Quốc được Mỹ bảo vệ trước các mối đe dọa của Triều Tiên và cả việc Thủ đô Seoul chỉ cách biên giới 2 nước chưa đầy 50 km.

Vì sao quân sự Hàn Quốc ‘lép vế’ trước Triều Tiên?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (phải).

Kể từ khi Hàn Quốc tuyên bố lập Chính phủ năm 1948, Triều Tiên đã là mối đe dọa với họ. Năm 1950 xảy ra chiến tranh liên Triều. Đến ngày 27/7/1953, chiến tranh kết thúc bằng hiệp định đình chiến mà không có hiệp ước hòa bình.

Thời gian đầu sau chiến tranh, Hàn Quốc vẫn còn yếu thế. Tuy nhiên, sau đó, cán cân dần chuyển dịch. Trong những năm 1960, Seoul tự do hóa nền kinh tế, tăng trưởng nhanh và trở thành nền kinh tế lớn thứ 13, 14 trên thế giới.

Trong khi Hàn Quốc phát triển thịnh vượng thì Triều Tiên vẫn trong tình trạng trì trệ. Thập niên 1990, Triều Tiên xảy ra nạn đói kinh hoàng. Ước tính có khoảng 900.000 đến 3,5 triệu người trong tổng số 22 triệu dân Triều Tiên chết đói, đỉnh điểm là năm 1997.

Ngày nay, kinh tế Triều Tiên và Hàn Quốc khác nhau “một trời một vực”. Hàn Quốc là quốc gia toàn cầu quan trọng, trong khi Triều Tiên vẫn nghèo nàn, thiếu lương thực. GDP của Hàn Quốc cao gấp 40 lần Triều Tiên. Thêm vào đó, khoa học kỹ thuật của Hàn Quốc cũng rất phát triển, tiếp cận với thị trường tín dụng toàn cầu. Dân số Hàn Quốc cũng lớn gấp đôi Triều Tiên.

Về quân sự, lợi thế của Triều Tiên so với Hàn Quốc là số quân binh. Bình Nhưỡng đã tăng số lượng binh sĩ, tăng xe tăng tham chiến... phục vụ quân đội. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Sungpyo Hong của Đại học Ajou, quân binh của Bình Nhưỡng chỉ lợi thế về số lượng, chứ không phải chất lượng. Theo ông Hong, sau một số cuộc đụng độ quân sự giữa 2 bên cho thấy, vũ khí của Hàn Quốc mạnh hơn Triều Tiên.

Vậy tại sao quân sự của Hàn Quốc luôn bị cho là yếu hơn Triều Tiên? Dân số của Hàn Quốc đông gấp đôi Triều Tiên, vì vậy, nếu Hàn Quốc muốn tăng số người trong quân ngũ, không phải là điều không thể được. Vấn đề là ở chỗ, Seoul không muốn chi tiêu thêm để bảo vệ chính họ.

Bằng chứng là trong thập kỷ vừa qua, theo Tiến sĩ Ho, quân đội Hàn Quốc đã giảm từ 690.000 xuống còn 650.000 người. Sau nhiều hành động khiêu khích của Triều Tiên như đánh chìm tàu của Hàn Quốc và tấn công vào đảo của Hàn Quốc vào năm 2010, quân đội của Hàn Quốc vẫn không thay đổi về quân số.

Rõ ràng, Hàn Quốc không lo lắng về quốc phòng hoặc họ nghĩ rằng có thể dựa vào Mỹ khi cần. Bù lại, sự phát triển thịnh vượng của Hàn Quốc mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ và cả thế giới, họ là một trong những đất nước phát triển tuyệt vời sau Thế chiến II. Mỹ có lý do riêng để tự hào về điều đó, vì vậy Washington cam kết bảo vệ Hàn Quốc để nước này phát triển mặc cho sự đe dọa từ phía Bình Nhưỡng.

Vấn đề là ở chỗ, Seoul giờ không cần sự hỗ trợ nào khác từ phía Mỹ, trừ quân sự. Nếu nước này muốn tự lực tự cường về quân sự thì đã đến lúc phải chuyển từ sự phụ thuộc đến sự độc lập trong lĩnh vực này.

Một điểm bất lợi nhìn thấy rõ ràng của Hàn Quốc đó là phòng thủ. Seoul chỉ cách biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hơn 40 km. Triều Tiên chỉ cần dùng pháo và tên lửa SCUD thì có thể bắn tới Thủ đô của Seoul. Đây là cái giá quá đắt đối với Hàn Quốc kể cả khi nước này giành chiến thắng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại