Tại sao Nga sử dụng xe tăng T-90 ở Syria?

Tuấn Sơn |

Gần đây, trên các trang tin, diễn đàn quân sự quốc tế xuất hiện rất nhiều thông tin về việc có ít nhất 6 xe tăng T-90 phiên bản A (phiên bản nội địa) của Nga xuất hiện tại Syria.

Thậm chí, nhiều nguồn tin còn cho biết xe tăng T-90 đã tham gia một số chiến dịch quân sự hạn chế, hỗ trợ lực lượng chính phủ Syria tham chiến ở tỉnh Lakitia.

Trong khi đó, quân đội Nga hiện cũng sở hữu phiên bản nâng cấp mới nhất của xe tăng T-72 là T-72B3 với nhiều tính năng tiệm cận T-90. 

T-90 có khả năng bảo vệ vượt trội

Xét về mặt kỹ thuật, T-90 ra đời là sự kết hợp giữa sự giản tiện của xe tăng T-72 kết hợp với trang bị, hỏa lực và một phần khả năng bảo vệ của dòng xe tăng được thiết kế đấu tăng chuyên biệt T-80.

Về yếu tố sống sót, khả năng bảo vệ của giáp chính phức hợp của xe tăng T-90, đặc biệt là giáp trước, cao hơn nhiều so với T-72B3.

Giới chuyên gia quân sự Nga đánh giá, dù được nâng cấp, nhưng tính năng bảo vệ của xe tăng T-72B3 chỉ tương đương với xe tăng ở nửa sau thập kỷ 1980.


Hình ảnh của xe tăng T-90A được cho đang ở Syria. Ảnh: vpk.name.

Hình ảnh của xe tăng T-90A được cho đang ở Syria. Ảnh: vpk.name.


Hiệu năng tác chiến và bảo vệ vượt trội của xe tăng T-90. Ảnh: Sputnik.

Hiệu năng tác chiến và bảo vệ vượt trội của xe tăng T-90. Ảnh: Sputnik.


Xe tăng T-72B3. Ảnh: vpk.name.

Xe tăng T-72B3. Ảnh: vpk.name.

Cùng với đó, T-90 còn được trang bị hệ thống gây nhiễu quang điện Shtora-1 có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống dẫn bắn trên xe tăng, xe bọc thép hay tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai.

Hệ thống cảnh báo tia la-de bao quát gần như toàn bộ các hướng xung quanh xe cũng giúp T-90 có khả năng phản ứng và phòng vệ tốt hơn so với T-72B3.

Thực chiến ở Chesnya cho thấy, đã có trường hợp xe tăng T-90 bị trúng nhiều phát đạn chống tăng nhưng xe vẫn suy trì khả năng chiến đấu bình thường. Việc Nga triển khai T-90 để bảo vệ căn cứ Hmeimim cho thấy tính ưu việt của loại xe tăng này.

Chế áp hiệu quả hỏa lực bộ binh

So với T-72B3, T-90 được trang bị hỏa lực chống bộ binh, yếu tố quan trọng tại chiến trường Syria. T-90 được trang bị súng máy hạng nặng 12,7mm điều khiển từ xa giúp chế áp hiệu quả hỏa lực bộ binh đối phương.

Tính năng này giúp giảm thương vong cho kíp lái và đã được các sĩ quan thiết giáp Nga rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tại Chesnya.

Điểm đặc biệt nữa là T-90 được trang bị hệ thống kích nổ đạn điện tử Aynet chuyên để chống mục tiêu không được bọc thép. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc:

Thiết bị đo xa la-de sẽ tính toán khoảng cách đến các mục tiêu mềm có thể bị tiêu diệt hoặc tổn thương bởi đạn nổ phá mảnh; thông tin về mục tiêu sau đó được máy tính trên xe tăng xử lý và nạp vào đầu đạn chuyên dụng; sau khi khai hỏa, đầu đạn sẽ tự kích nổ theo các thông số cài đặt trước, thường là ở trên không trung, gần mục tiêu; vụ nổ sẽ tạo ra vùng sát thương bằng sức ép, mảnh phá tiêu diệt mục tiêu.

Chuyên gia Nga tính toán, hệ thống Aynet có hiệu năng tác chiến chống bộ binh cao gấp 3 lần so với đạn tăng nổ phá mảnh truyền thống và tầm bắn đạn được nâng lên tới 4km. Hiện, Aynet chỉ được trang bị trên xe tăng T-90, mà không có trên xe tăng T-72B3.

Sau Chesnya, Syria có lẽ chính là nơi T-90 được "thử lửa", qua đó rút kinh nhiệm và hoàn thiện cho các phiên bản sẽ được nâng cấp sau này.

Mặt khác, đây cũng có thể là điều kiện thuận lợi để Nga quảng bá thương hiệu T-90 nhằm đạt được các hợp đồng xuất khẩu vũ khí tại vùng Cận Động.

Có vẻ như hiệu quả quảng bá T-90 đã mang lại hiệu quả, khi mới đây Iran đang ngỏ ý muốn mua dòng xe tăng này của Nga. Tuy nhiên chưa rõ giá trị hợp đồng cụ thể là bao nhiêu.

Ngoài ra, một sô quốc gia Trung Đông cũng đang quan tâm tới xe tăng T-90 và biến thể nâng cấp T-90SM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại