Tại sao Nga dồn sức ‘tăng lực’ cho Hạm đội Thái Bình Dương?

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Mỹ và Trung Quốc đang khiến Nga phải tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Thái Bình Dương để không bị lép vế tại một trong những khu vực nóng nhất thế giới này.

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tham gia vào hai cuộc tập trận lớn vào tháng 7, trong đó có một cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc ở Viễn Đông Nga. Cả hai sự kiện không chỉ nhằm tăng cường hoạt động của Nga ở Thái Bình Dương mà còn bao gồm rất nhiều nguyên nhân quan trọng khác.

Tàu khu trục đô đốc Panteleyev của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia tập trận RIMPAC 2012

Khu trục hạm Đô đốc Panteleyev của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia tập trận RIMPAC 2012

Sự phát triển kinh tế biển

Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế đang bùng nổ ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương dẫn đến xung đột lợi ích kinh tế, cũng như sự hình thành của các liên minh khu vực mới, và tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, việc khai thác nguồn lợi dầu mỏ trên khu vực này cũng đang góp phần làm nóng các hoạt động hàng hải trong khu vực. Khối lượng dầu mỏ dự trữ và giá trị kinh tế của khu vực này vẫn chưa được đánh giá chính xác. Tuy nhiên, do tình hình bất ổn ở Trung Đông, nên trữ lượng dầu khí của Châu Á-Thái Bình Dương có thể mang lại rất nhiều nguồn lợi cho cả “người chơi” trong và ngoài khu vực.

Sự phát triển mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc

Tình hình chính trị hiện nay buộc các nước châu Á-Thái Bình Dương phải tăng cường sức mạnh hải quân của mình. Đặc biệt đáng chú ý chính là nỗ lực của Trung Quốc khi không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân kể cả về chất là lượng.

	Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh.

Liêu Ninh - Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Trung Quốc đã có thể được coi là có sức mạnh hải quân thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, với những trang thiết bị hiện có, chưa tính tới tiềm năng phát triển. Việc ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh trong tháng 9 năm 2012 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử của Hải quân Trung Quốc. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hải quân trong việc tăng khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc và phát triển kinh tế của đất nước.

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Có thể nhận thấy rõ ràng rằng Mỹ cũng đang tích cực tham gia vào các hoạt động trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây chính là một chính sách không ngoan trong chiến lược Châu Á của Tổng thống Barack Obama. Washington đã đặc biệt chú trọng sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực trong những năm gần đây. Ví dụ như việc triển khai của một đội Thủy quân lục chiến đến Darwin, Úc, cũng như sự trở lại của Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ đến vịnh Subic ở Philippines (từng là một căn cứ Hải quân Mỹ cho đến năm 1992). Mặc dù Mỹ chưa vội vã để nói về một cuộc đối đầu mở giữa các cường quốc hải quân ở Thái Bình Dương, hay cho phép  một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, nhưng diễn biến này đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn so với một thập kỷ trước.

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga

Với những lý do đó, các nỗ lực tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương của Nga dường như là khá hợp lý.

	Tuần dương hạm Varyag - Kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Tuần dương hạm Varyag - Kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Theo Phó tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Fedotenkov cho biết, Hải quân Nga sẽ được giao 36 tàu chiến mới, bao gồm cả các thiết bị hỗ trợ trong năm 2013.

Tuy nhiên, Fedotenkov không xác định số lượng tàu sẽ phân bổ cho các hạm đội khác nhau, nhưng chắc chắn rằng, một phần đáng kể sẽ được sử dụng để tăng cường cho Hạm đội Thái Bình Dương. Hơn nữa, một trong bốn tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp sẽ được bổ sung vào Hạm đội Thái Bình Dương trong năm 2014.

	Khu trục hạm Bystry.

Khu trục hạm Bystry.

Điều đó cho thấy, Nga không chỉ quan tâm đến tình trạng căng thẳng leo thang trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì một kịch bản như vậy sẽ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Nga. Thêm vào đó, sự hiện diện của Nga cùng với Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo nên “thế chân vạc” trong khu vực châu Á-Thái BÌnh Dương. Sức mạnh hải quân trung lập trong khu vực sẽ trở thành một yếu tố quan trọng, kiềm chế các xung đột có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

	Hạm đội Thái Bình Dương Nga phô diễn sức mạnh ngày Hải quân Nga.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga phô diễn sức mạnh ngày Hải quân Nga.

Sự ảnh hưởng tới khu vực Thái Bình Dương

Hợp tác hải quân cũng là một phần quan trọng của chính sách châu Á của Nga. Điếu này thể hiện rõ qua các cuộc tập trận chung quân sự và trao đổi kinh nghiệm, cũng như buôn bán vũ khí với các nước trong khu vực. Theo một báo cáo về thị trường vũ khí quốc tế được công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, 65% tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Nga từ năm 2008 đến 2012 đã đến châu Á và Châu Đại Dương. Lợi nhuận từ hệ thống vũ khí hải quân trong tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Nga hiện nay chiếm khoảng 11%. Các nỗ lực phát triển và hiện đại hóa trang thiết bị cho lực lượng hải quân sẽ giúp Moscow thúc đẩy thương mại với các nước châu Á và mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế trong khu vực.

Bên cạnh đó, Nga cũng đang quan tâm đến việc tham gia tập trận hải quân song phương và đa phương, và trước mắt là tham dự là Hạm đội Quốc tế Sydney vào tháng 10 năm 2013 và tập trận RIMPAC 2014.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại