Sức mạnh trực thăng Mi-24 trong Quân đội Việt Nam

Được Liên Xô viện trợ từ năm 1979, trực thăng tấn công Mi-24 trong Quân đội Việt Nam thực sự là sát thủ đối với những mục tiêu mặt đất.

Mi-24 là loại trực thăng vũ trang kiêm chở quân và không có đối thủ tương tự được chế tạo ở các nước NATO.

Mi-24 được chế tạo và đưa vào sử dụng trong quân đội Xô Viết từ năm 1970, loại trực thăng này được sản xuất với khá nhiều biến thể bao gồm Mi-24A/BM|BMT/U. Các biến thể này có buồng lái với phi công và hoa tiêu ngồi song song với nhau.

Trong khi đó, các biến thể Mi-24D/P/PK/PN/PS, Mi-25, Mi-35/35M/35P có buồng lái hình giọt nước với phi công ngồi trước và hoa tiêu ngồi sau. Biến thể Mi-24D được đánh giá là loại trực thăng tấn công đáng gờm nhất thời đó và gần như không có đối thủ cùng loại từ khối NATO.

Các biến thể Mi-24D/P/PK/PN/PS, Mi-25, Mi-35/35M/35P có buồng lái hình giọt nước với phi công ngồi trước và hoa tiêu ngồi sau. Biến thể Mi-24D được đánh giá là loại trực thăng tấn công đáng gờm nhất thời đó và gần như không có đối thủ cùng loại từ khối NATO.

Vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm các biến thể Mi-24 A/B/U, trong đó biến thể A tiêu chuẩn, B có trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm ở mũi và U dùng cho huấn luyện.
Vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm các biến thể Mi-24 A/B/U, trong đó biến thể A tiêu chuẩn, B có trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm ở mũi và U dùng cho huấn luyện.
Ngày 11/01/1980 phi đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916.
Ngày 11/01/1980 phi đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916.
Cuối tháng 10/1984, bảy tổ bay trực thăng vũ trang Mi-24 của Trung đoàn 916 cơ động di chuyển từ sân bay Hòa Lạc vào Tân Sơn Nhất phối hợp cùng với lực lượng của Trung đoàn không quân 917 làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer đỏ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.

Cuối tháng 10/1984, 7 tổ bay trực thăng vũ trang Mi-24 của Trung đoàn 916 cơ động di chuyển từ sân bay Hòa Lạc vào Tân Sơn Nhất phối hợp cùng với lực lượng của Trung đoàn không quân 917 làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer đỏ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.

Mi-24 với các giá treo trên cánh phụ ở 2 bên hông có thể trang bị rocket không điều khiển 57mm, 80mm S-8, S-5. Nó có thể mang 10 quả bom 100 kg, hoặc 4 quả bom 250mm, phần mút cánh được trang bị 4 tên lửa chống tăng loại AT-2, AT-6, phần mũi được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7mm. Các biến thể Mi-24D được trang bị một pháo 30mm thay cho súng máy 12,7mm.

Mi-24 với các giá treo trên cánh phụ ở 2 bên hông có thể trang bị rocket không điều khiển 57 mm, 80 mm S-8, S-5. Nó có thể mang 10 quả bom 100 kg, hoặc 4 quả bom 250 kg.

Phần mút cánh được trang bị 4 tên lửa chống tăng loại AT-2, AT-6, phần mũi được trang bị 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm. Các biến thể Mi-24D được trang bị 1 pháo 30 mm thay cho súng máy 12,7 mm.

Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt rất nhiều tiền đồn, các căn cứ của quân Khmer đỏ khiến chúng kinh hồn bạt vía mỗi khi nghe tiếng trực thăng Mi-24 của Không quân Việt Nam đang bay đến.
Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt rất nhiều tiền đồn, các căn cứ của quân Khmer đỏ khiến chúng kinh hồn bạt vía mỗi khi nghe tiếng trực thăng Mi-24 của Không quân Việt Nam đang bay đến.
Sự có mặt của trực thăng vũ trang Mi-24 mang lại cho quân đội Việt Nam lợi thế lớn về khả năng chi viện hỏa lực đường không mà đối phương không có được.
Sự có mặt của trực thăng vũ trang Mi-24 mang lại cho quân đội Việt Nam lợi thế lớn về khả năng chi viện hỏa lực đường không mà đối phương không có được.
Phi đội trực thăng vũ trang Mil Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc truy quét quân Khmer đỏ bảo vệ thành công biên giới Tây Nam cũng như giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol pot.

Phi đội trực thăng vũ trang Mil Mi-24 của Không quân nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc truy quét quân Khmer đỏ bảo vệ thành công biên giới Tây Nam cũng như giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot.

Ngày nay, số lượng trực thăng Mi-24 trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam đã hết tuổi bay và đang được đưa vào bảo quản. Bên cạnh đó, do có những thay đổi trong đường lối tác chiến nên Không quân Việt Nam không mua thêm loại trực thăng vũ trang chuyên dụng nào để thay thế cho Mi-24. Cũng có một số thông tin cho rằng, Không quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị biến thể trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24D song thông tin này vẫn chưa được xác nhận. (tổng hợp).

Ngày nay, số lượng trực thăng Mi-24 trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam đã hết tuổi bay và đang được đưa vào bảo quản.

Bên cạnh đó, do có những thay đổi trong đường lối tác chiến nên Không quân Việt Nam không mua thêm loại trực thăng vũ trang chuyên dụng nào để thay thế cho Mi-24.

Cũng có một số thông tin cho rằng, Không quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị biến thể trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24D song thông tin này vẫn chưa được xác nhận. (tổng hợp).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại