Được phát triển để thay thế chiếc Tu-126 Moss (một biến thể của máy bay ném bom Tu-95), chiếc A-50 Mainstay cất cánh lần đầu năm 1980. A-50 có thể kiểm soát tới 10 máy bay chiến đấu. Nó bước vào phục vụ năm 1984, với khoảng 40 chiếc được chế tạo cho tới năm 1992.
A-50 dùng để phát hiện và bám các mục tiêu trên không, tàu nổi, thông báo cho các sở chỉ huy của các hệ thống chỉ huy tự động hoá của các quân chủng về tình hình trên không và trên biển.
Phi hành đoàn làm việc trên A-50 gồm 15 người; Trọng lượng cất cánh: 170 tấn; Sải cánh: 50,50 m; Chiều dài: 49,59 m; Tốc độ: 900 km/h; Trần bay: 12.000 m; Tầm hoạt động: 6.400 km.
Nó có thể được dùng để chỉ huy không quân tiêm kích và xung kích khi dẫn đường cho chúng tiếp cận các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển, đồng thời có thể được dùng làm sở chỉ huy.
Máy bay A-50 có khả năng phát hiện mục tiêu ở trên không và cả dưới mặt đất ở khoảng cách tương ứng lên đến 650 km và 300 km và có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu khác nhau.
Radar Phalcon Active lắp trên máy bay quét 360 độ phương vị, theo dõi, kiểm soát được các mục tiêu bay cao, các vật thể bay thấp vài trăm mét, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.
Máy bay A-50 có tính năng tương đương với E-3 Sentry của không quân Mỹ. Nó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, thiết bị đối kháng điện tử.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50