ICBM phiên bản RT-23 UTTKh/SS-24V dài 23,3 m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4 m. Nó có thể mang theo 5 đầu đạn hạt nhân. RT-23 còn có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 kilotone/đầu đạn.
RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véctơ lực đẩy, giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng, để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng.
Sản phẩm ICBM của Viện Thiết kế Yuzhnoye được đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets có tên mã NATO là SS-24 Scalpel.
Từ tháng 10/1987 một trung đoàn tên lửa RT-23 đã nhận lệnh trực chiến và theo đánh giá của Liên Xô/Nga, hệ thống ICBM RT-23 đã mang lại thành công ngoài mong đợi.
Giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987 và đến năm 1994, đã có tổng cộng 12 đoàn tàu “tử thần” được đưa vào biên chế, mỗi đoàn tàu như vậy có 3 bệ phóng ICBM được ngụy trang như những toa hàng thông thường.
Vì sức mạnh hủy diệt của nó nên Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.
Lợi thế của các ICBM bệ phóng là không thể phủ nhận. Được triển khai trực tiếp trên mặt đất, ICBM phiên bản giếng phóng có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn các phiên bản ICBM khác.
ICBM RT-23 Molodets phiên bản hoạt động trên tàu hỏa cũng có nhiều sức mạnh tương tự như các dòng ICBM thông thường của quân đội Nga.
ICBM RT-23 Molodets