Sức mạnh hạt nhân NATO suy giảm khủng khiếp nếu Scotland ly khai

Cựu tổng thư ký NATO George Robertson, một người Scotland, từng nói rằng nếu Scotland tách khỏi Liên hiệp Anh thì điều đó sẽ là một cơn "đại hồng thủy" cho an ninh của NATO.

Anh đang đứng trước nguy cơ trở thành thành viên thường trực duy nhất của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc không có vũ khí hạt nhân nếu như cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Vương quốc Anh của Scotland cho kết quả là "Có".

Kho vũ khí hạt nhân với 225 đầu đạn của Anh đang phụ thuộc vào chiếc tàu ngầm hạt nhân duy nhất ở vùng biển phía Tây Scotland. Về danh nghĩa, Anh có 4 tàu ngầm có thể tấn công hạt nhân, nhưng chỉ một chiếc có thể tấn công vào thời gian ấn định.

Các nhà lãnh đạo phe "đòi độc lập" của Scotland tuyên bố sẽ biến nước này thành một vùng phi hạt nhân chỉ sau khi tách khỏi Liên hiệp Anh 4 năm. Tức là trong thời gian đó, Anh sẽ phải di chuyển kho vũ khí sang nơi khác. Chi phí di dời có thể lên tới 50 tỷ bảng, với việc xây dựng hàng loạt các cơ sở hạ tầng hỗ trợ như cảng, kho bãi, hỗ trợ cho việc vận hành những chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân này.

Việc di dời có thể kéo dài tới hàng thập kỷ và người Anh chưa biết họ sẽ đem các đầu đạn hạt nhân đi đâu. Điều này có thể khiến cho chương trình hạt nhân của Anh coi như "chết lâm sàng". Thậm chí, nhiều nhà phân tích khẳng định rằng chi phí khổng lồ này có thể sẽ khiến Anh quyết định chấm dứt chương trình hạt nhân.

Tức là chỉ sau một đêm, NATO mất đến gần một nửa năng lực hạt nhân của họ ở châu Âu. Pháp hiện đang có 300 đầu đạn, và là quốc gia duy nhất còn lại của NATO tại châu Âu có vũ khí hạt nhân.

Điều này khiến cho các nhà phân tích phương Tây quan ngại về sự yếu thế của NATO trước sức ép của Nga ở biên giới phía Đông của tổ chức này.

Robert M.Gates, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng đặt câu hỏi hồi đầu năm nay rằng liệu Anh có còn xứng đáng là một "đối tác toàn diện" của Mỹ trước sự cắt giảm quân sự mà nước này đang tiến hành. Mối lo của Mỹ và các đồng minh về một nước Anh suy yếu sẽ còn lớn hơn nữa với triển vọng hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại