Sợ lộ bí mật quân sự, TQ cấm xuất khẩu J-20?

Ngọc Linh - Vy Lam |

Một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc tiết lộ, chính phủ Trung Quốc đã quyết định cấm xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20 do nước này sản xuất.

Trang mạng War is Boring đăng tải bài viết bình luận về thông tin Trung Quốc cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu J-20.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Thông tin bất ngờ

Chính phủ Trung Quốc được cho là đã ra quyết định cấm xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20 ra nước ngoài.

Điều trùng hợp là Mỹ cũng từng thông qua một chính sách tương tự đối với các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 do nước này sản xuất.

Thông tin Trung Quốc quyết định cấm xuất khẩu J-20 được đưa ra khá bất ngờ.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc

Bởi kể từ khi J-20 (do Tập đoàn Thành Đô sản xuất) ra mắt vào năm 2011, các nhà phân tích phương Tây cho rằng cũng giống như các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, J-20 sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu.

Có vẻ như Trung Quốc muốn giữ những mọi tính năng cao cấp của J-20 cho riêng mình. Tiền bạc không đáng để Bắc Kinh đánh đổi những bí mật của loại máy bay chiến đấu có khả năng "tàng hình" trước radar đối phương.

Song Zhongping, một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, tiết lộ về lệnh cấm xuất khẩu này trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Phượng Hoàng vào tháng 12.

“Việc xuất khẩu các công nghệ tiên tiến của quân đội Trung Quốc đã bị cấm”, ông Song nói, “Điều này nhằm đảm bảo công nghệ của J-20 không rơi vào tay các thế lực thù địch".

Quốc hội Mỹ ra lệnh cấm xuất khẩu F-22 để đảm bảo các bí mật quân sự và công nghệ.

Quốc hội Mỹ ra lệnh cấm xuất khẩu F-22 để đảm bảo các bí mật quân sự và công nghệ.

"Mỹ bán F-22, Trung Quốc mới cân nhắc xuất khẩu J-20"

Điều mà ông Song đề cập cũng tương tự với lý do mà Quốc hội Mỹ đã đưa ra khi tuyên bố cấm xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 vào giữa những năm 2000.

Trước đó, Nhật Bản được cho là đã hỏi mua F-22. Tuy nhiên, đôi lúc, Tokyo trở thành người bạn không thật sự đáng tin cậy của Mỹ trong các vấn đề liên quan tới bí mật công nghệ.

Năm 2007, giới chức Nhật Bản đã bắt giữ một sĩ quan hải quân nước này đang tìm cách bán cho Trung Quốc thông tin về hệ thống Aegis do Mỹ phát triển.

Điều khôi hài trong lệnh cấm bán J-20 của Trung Quốc ở chỗ, rất nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng, để thiết kế J-20, các kỹ sư của Bắc Kinh đã dựa một phần vào dữ liệu mà các hacker Trung Quốc ăn cắp từ chương trình tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.

Ông Song cho biết quyết định cấm xuất khẩu J-20 có liên quan tới lệnh cấm xuất khẩu F-22 của Mỹ.

"Nếu có một ngày, Mỹ quyết định xuất khẩu F-22, Trung Quốc cũng có thể cân nhắc nới lỏng lệnh cấm" - Ông Song nói.

Có vẻ như ý của ông Song là nếu đồng minh của Mỹ sở hữu F-22, các đồng minh của Trung Quốc cũng cần J-20 để cân bằng lực lượng.

Nếu F-22 được phổ biến, bí mật của nó cũng sẽ nhanh chóng lan rộng. Điều này sẽ giúp xóa bỏ nhu cầu phải đặt ra những hạn chế tương tự đối với J-20.

Tuy nhiên theo Song, khả năng này không cao, bởi F-22 đã bị dừng sản xuất gần 3 năm trước và không ai trong Quốc hội, Nhà Trắng hay Lầu Năm Góc có những nỗ lực nghiêm túc để khởi động lại chương trình.

Còn có một bằng chứng khác cho thấy Trung Quốc có ý định giữ J-20 cho riêng mình. Đó là một thời gia ngắn sau khi J-20 ra mắt, đối thủ của Tập đoàn Thành Đô là Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã ra mắt nguyên mẫu máy bay tàng hình FC-31 (J-31) với kích cỡ nhỏ hơn.

Trung Quốc từng tuyên bố J-31 sẽ trở thành đối thủ nặng ký của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

Trung Quốc từng tuyên bố J-31 sẽ trở thành đối thủ nặng ký của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

Không giống như chương trình J-20 được chính phủ Trung Quốc đầu tư, FC-31 là một dự án tư nhân mà Tập đoàn Thẩm Dương dự định xuất khẩu và nước ngoài.

Theo các phương tiện truyền thông đưa tin trước đó, Pakistan đã thể hiện sự quan tâm tới loại máy bay này.

FC-31 mang lại cho Bắc Kinh cơ hội để cạnh tranh trong thị trường máy bay chiến đấu tàng hình đang mang lại nhiều lợi nhuận trên thế giới.

Nếu J-20 giống như F-22 của Mỹ, thì việc Trung Quốc đưa ra J-31 cũng tương tự như với F-35 của Mỹ.

Việc phát triển J-20 đang được thúc đẩy. Có năm nguyên mẫu J-20 đang được thử nghiệm. Mỗi phiên bản tiếp theo lại có những cải tiến lớn so với người tiền nhiệm.

Lực lượng Không quân Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng tiếp nhận J-20 để đưa vào sử dụng trong năm 2017, 12 năm sau khi F-22 đi vào phục vụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại