Karl Great
Karl Great là khẩu cối tự hành lớn nhất từng được chế tạo. Nó có sức hủy diệt cực lớn nhưng hiệu quả tác chiến lại không đáng kể. Ảnh: All-information.
Đây là một loại súng cối tự hành siêu nặng do công ty Rheinmetall phát triển. Khẩu cối này có đường kính nòng tới 60 cm, nghĩa là tương đương với cỡ nòng của pháo hạm thời đó.
Karl Great phóng đi đạn cối nặng tới 2 tấn, bắn xa 10km, có thể phá hủy một tòa nhà cao tầng chỉ với một phát bắn. Để vận hành khẩu cối siêu nặng này cần tới kíp chiến đấu lên tới 21 người.
Đức quốc xã đã chế tạo 7 khẩu cối loại này. Hiện nay, chỉ còn một khẩu được trưng bày tại bảo tàng ở Nga.
Schwerer Gustav
Đây có thể xem là khẩu pháo lớn nhất từng được chế tạo, với đường kính nòng pháo lên đến 80 cm, tương đương cỡ nòng của pháo hạm lớn nhất thế giới thời đó.
Pháo bắn được viên đạn nặng 7 tấn. Toàn bộ khối lượng của khẩu pháo này lên đến 1.350 tấn. Để di chuyển khẩu pháo này, các binh sĩ cần đến 2 tuyến đường sắt đặt sát nhau.
Siêu pháo Schwerer Gustav có kích thước khổng lồ dài 47,3 mét. Nòng pháo có chiều dài 32,5 mét, chiều rộng 7,1 mét, chiều cao 11,6 mét. Khối lượng chiến đấu lên đến 1.350 tấn. Ảnh: All-information.
Pháo này có tầm bắn khoảng 37 km. Đạn pháo bắn đi từ Schwerer Gustav có thể xuyên thủng tường bê tông cốt thép dày đến 7 mét hoặc phá nát xe tăng có lớp giáp dày đến 1 mét (nếu có loại xe tăng như vậy).
Đức từng chế tạo 2 khẩu pháo loại này và sử dụng trong chiến dịch bao vây Sevastopol (Ukraine ngày nay).
Trong chiến dịch, pháo đã bắn đi khoảng 30.000 tấn đạn. Có uy lực rất mạnh nhưng Schwerer Gustav bắn rất chậm, với tốc độ bắn vào khoảng 14 phát một ngày.
Vào giai đoạn cuối chiến tranh, quân đội Mỹ đã phá hủy khẩu pháo vì lo sợ nó rơi vào tay Liên Xô.
Pháo tạo lốc xoáy
Một vũ khí quái đản khác mà chỉ có những kỹ sư Đức quốc xã nghĩ ra là pháo tạo lốc xoáy. Ý tưởng thiết kế được đưa ra là ứng dụng nguyên lý tạo ra các vụ nổ ở trong buồng đốt áp lực cao rồi xả vào mục tiêu tạo một cơn lốc xoáy nhân tạo.
Pháo tạo lốc xoáy, đúng là những ý tưởng thiết kế mà chỉ có những kỹ sử của Đức quốc xã mới có thể nghĩ ra. Ảnh: All-information.
Mục đích của vũ khí “siêu dị” này là tạo ra những cơn lốc xoáy ngăn chặn máy bay ném bom của lực lượng đồng minh. Tuy nhiên, trên thực tế, pháo này chỉ tạo ra một cơn lốc xoáy trong phạm vi khoảng 200 m không đạt yêu cầu để đánh chặn các máy bay ném bom. Dự án sau đó đã bị hủy bỏ.
Supergun V3 Hochdruckpumpe
V3 là khẩu pháo ứng dụng nguyên lý nòng nhiều buồng đốt có từ thế kỷ 19.
Nòng pháo có chiều dài tới 140 mét và được bố trí nhiều liều phóng đặt bên trong. Chúng được cài đặt thời gian để kích nổ ngay khi quả đạn pháo vừa đi qua để tăng thêm lực đẩy cho viên đạn.
Khẩu pháo siêu dị này đã bị quân Đồng minh phá hủy trước khi nó có thể khai hỏa tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Ona.c.blog.so.
Theo thiết kế, V3 có thể bắn một quả đạn pháo cỡ 150 mm, có khối lượng 140 kg, đi xa tới 165 km. V3 được thiết kế để công phá các mục tiêu bên trong nước Anh và phía Bắc nước Pháp.
Tuy nhiên, do kích thước khá đồ sộ nên nó đã bị lực lượng đồng minh phá hủy trước khi nó có thể sử dụng để bắn phá nước Anh và Pháp.