'Quái vật' Mỹ thường trú Biển Đông có gì đáng gờm?

Hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến ven bờ USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1/3 để tới Singapore. Đây là một trong những động thái của Mỹ nhằm đối phó với nguy cơ từ điểm nóng ở Biển Đông.

Tầu tuần duyên LCS là lớp tầu tác chiến tàng hình trên vùng nước nông, vùng biển gần bờ, có khả năng tác chiến độc lập hoặc liên kết phối hợp với các binh chủng khác trong lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển.

Giới quân sự cũng như báo chí Trung Quốc rất chú ý đến động thái trên và liên tục có các bài phân tích về loại chiến hạm vô cùng tối tân này cùng với những nhiệm vụ của nó ở Biển Đông.

Tầu chiến tuần duyên ( LCS) là lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu nổi mới của Hải quân Mỹ. Tầu LCS là mẫu tầu chiến cao tốc, có khả năng cơ động cao, có khả năng kết nối mạng tác chiến trên biển, lớp tầu tuần duyên này là là mẫu tầu chuyên biệt của thế hệ tầu nổi tương lai của Mỹ, chương trình phát triển thế hệ tầu nổi tương lai này có tên là DD(X).

Sơ đồ kết hợp động cơ Diezen và động cơ turbingas DODOG cho các tầu có khả năng tăng tốc đột ngột. Có khả năng chống ngư lôi tầu ngầm và tên lửa chống tầu.

LCS được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cấp bách cho tàu hoạt động trong các vùng nước nông (vùng nước ven biển) để ngăn chặn các mối đe dọa đang tăng lên bởi xuất hiện nhiều khả năng chiến tranh "phi đối xứng" từ các loại thủy lôi, mìn ven biển, các tàu ngầm diesel có độ ồn rất thấp (lớp Kilo), khả năng tấn công bằng chất nổ của những lực lượng đặc công nước vànhững nhóm khủng bố được vũ trang, sử dụng những tầu, xuồng cỡ nhỏ, có tốc độ cao, được vũ trang bằng các loại vũ khí nhẹ.

Tháng Năm năm 2004, Bộ Quốc phòng Mỹ và Hải quân Mỹ thông báo đã ký hai hợp đồng thuộc lĩnh vực quốc phòng riêng biêt với hai công ty là Lockheed Martin and General Dynamics đồng thời tiến hành thiết kế lớp tầu mới, thiết kế chi tiết và đóng hai tầu thử nghiệm mẫu số 0 (áp dụng thử), lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu tương lai LCS.

Model tầu LCS-1.

Lockheed Martin Corp. phối hợp với công ty thiết kế Gibbs & Cox (Arlington, VA), 2 xưởng đóng tàu Marinette Marine Corp. (Marinette, WI) và Bollinger (Lockport, LA).

Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng đóng con tàu đầu tiên, LCS 1, trong tháng 12 năm 2004. Con tầu LCS 1 được đặt tên là USS freedom, được bắt đầu đóng vào tháng Sáu năm 2005 tại xưởng đóng tàu Marinette Marine tại Wisconsin. Nó đã được hạ thủy vào tháng Chínnăm 2006.

Tầu được bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng Bảy năm 2008. Tầu LCS được bàn giao choHải quân Mỹ vào tháng 9 năm 2008 và được biên chế đầy đủ vũ khí trang bị vào 8 tháng 11, 2008.

Tầu đỗ tại căn cứ hải quân tại San Diego. 16 Tháng 2 Năm 2010, USS Freedom rời căn cứ Hải quân Mayport để bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tiên của nó, hai năm trước kế hoạch.

General Dynamics đã nhận được hợp đồng thiết kế và đóng tầu USS Independence, LCS 2, vào tháng 10 năm 2005. Con tầu được bắt đầu đóng vào tháng Giêng năm 2006 tại xưởng đóng tàu Austal USA tại Mobile, Alabama.

Nó đã được hạ thủy vào tháng Tư năm 2008 và chính thức đặt tên USS Indefendence vào tháng 10 năm 2008. Con tàu hoàn thành thử nghiệm trên biển củanhững nhà thiết kế và đóng tầu vào tháng 10 Mười năm 2009 và được bàn giao cho Hải quân Mỹvào tháng 5 2009. Nó được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào tháng Giêng năm 2010.

Model tầu LCS - 2.

General Dynamics Bath Iron Works và các hãng Austal USA (Mobile, Alabama), BAE Systems (Rockville, MD), GD Advanced Information Systems (Fairfax, VA), L3 Communications Marine Systems (Leesburg, VA), Maritime Applied Physics Corporation (Baltimore, MD) và Northrop Grumman Electronic Systems (Baltimore, MD). Cần nói thêm là Austal USA là chi nhánh của công ty chuyên thiết kế và đóng các thương thuyền và chiến hạm bằng nhôm.

Hãng Austal có 5 cơ sở sản xuất: 3 tại Úc, 1 tại Margate, Tasmania và 1 tại Mobile, Alabama. Lockheed Martin dùng thiết kế cổ điển với thân tàu bằng thép và thượng tầng kiến trúc bằng nhôm trong khi đó General Dynamics dùng kiến trúc ba thân ghép lại (tri-hulled-trimaran design) vỏ bằng nhôm. Thiết kế chung cho cả 2 loại :

Cả hai có lườn tàu lườn thấp hơn tàu chiến thông thường để dùng trong các khu vực sát bờ biển (cạn hơn 20 ft) được gắn động cơ diesel cùng với động cơ phản lực (gas turbine) để đạt vận tốc trên 45 hải lý. Ống hơi nước (waterjet) điều khiển được dùng để lái tàu thay vì chân vịt và bánh lái giúp tàu dễ dàng vào sát bờ.

Cả hai chiếc đều có sân trực thăng lớn gấp rưỡi so với các chiến hạm khác, đủ chỗ cho 2 trực thăng loại MH-60 Seahawks và các trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout cũng như hệ thống cẩu thả và kéo các xuồng cao tốc (có nhân viên hay điều khiển vô tuyến) từ lái tàu và 2 bên hông gần mặt nước.

Thay vì trang bị cố định như các chiến hạm thông thường, chiến hạm loại này có thể nhanh chóng thay đổi vũ khí trang bị để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Vũ khí trang bị có thể sử dụng là của Mỹ, Nga hoặc các nước công nghiệp thuộc khối NATO. Việc thay đổi trang bị có thể thực hiện trong 24 giờ để thích ứng với nhu cầu chiến trường và giảm chi phí cho những khách hàng tiềm năng khi xuất khẩu.

Được trang bị hệ thống chia sẻ thông tin chiến thuật hiện đại mới nhất (advanced networking capability to share tactical information) để phối hợp tác chiến với các máy bay chiến đấu, chiến hạm, tàu ngầm và đơn vị bạn trong vùng.

Những đặc điểm độc đáo

Kiến trúc 3 thân với chiều rộng gấp đôi chiến hạm thường với một sân bay rất rộng (1,030 m² - 11,100 sq ft) và cân bằng có thể chứa 2 trực thăng loại SH-60, các trực thăng không người lái UAV hay 1 trực thăng hạng nặng CH-53 hoạt động trong tình trạng biển động cấp 5. Trực thăng loại SH-60 có thể dùng để chuyên chở, cứu cấp, săn tàu ngầm cũng như tấn công các chiến hạm của địch

Tầng hầm boong tầu kiến trúc rất rộng nên có thể chứa đến 4 làn xe cơ giới và các quân nhân cơ hữu biên chế trên tầu, được đưa lên xuống bằng các cửa hông.

Công ty Austal còn đề nghị một thiết kế nhỏ và chậm hơn, bằng nữa loại LCS-2 đặt tên là Multi-Role Vessel hay Multi-Role Corvette có thể dùng để tuần tiễu biên giới, ngăn chặn buôn lậu trên biển hay chống hải tặc.

Hai mẫu tàu này, được gia tăng tiến độ thực hiện hai năm sớm hơn dự định vì Hải quân Mỹ muốn có các chiến hạm hoạt động được những nơi sát bờ biển. Giá thành khởi điểm cho tàu loại LCS vào khoảng $220 triệu USD một chiếc. Tuy nhiên chi phí trong thời gian qua lên cao vì các thay đổi của Hải quân và nhu cầu muốn thu ngắn thời gian nên giá chiếc LCS-1 đã tăng lên 637 triệu USD và chiếc LCS-2 là 704 triệu USD.

Hải quân Mỹ dự trù sẽ giao cho Lockheed Martin hay General Dynamics, chứ không cả hai, để đóng tàu được chọn. Loại tàu này sẽ hoạt động từng phân đội 2-3 chiếc trong vùng nước cạn yểm trợ cho các tàu lớn hơn hay lực lượng bạn với 2 thủy thủ đoàn thay phiên nhau hoạt động từng 4 tháng. Thủy thủ đoàn dự kiến khoảng 40 người và khoảng 35 binh sĩ thuộc phi hành đoàn, đội bảo trì và bảo đảm kỹ thuật trực thăng và đổ bộ.

Tháng 4 năm 2008, Hải quân Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch cho hai công ty đóng 3 LCS. Đây là các tầu trước đây đã có dự kiến ​​đặt hàng 9 con tầu (A1) (thế hệ thứ hai) của tầu tuần duyênLCS trong năm 2008 và 2009, các tầu sẽ được đưa vào biên chế và nhận nhiệm vụ vào thời gian2010 đến 2012.

Số lượng tàu LCS dự kiến đóng chưa chính xác nhưng đã có thông tin dự kiến đóng từ 56 đến 60 tàu LCS, trong tổng số tàu chiến hạng nhẹ của Hải quân Mỹ là 375 chiến hạm. Người Mỹ đang có dự định giảm kinh phí đóng tầu bằng cách chia sẻ những gói thầu với các nước phát triển nhằm tận dụng được nhân công giá rẻ, đồng thời tìm kiếm đối tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng khu vực.

Thông số kỹ chiến thuật

Thông số kỹ thuật của tên lửa chống tầu PAM, LAM, SeaRAM

Các hệ thống tên lửa sử dung trên tầu đều là những hệ thống tên lửa kiểu containers, được đóng gói thành các thùng, khi sử dụng hết có thể thay thế bằng thùng tên lửa tiếp theo.

Riêng hệ thống tên lửa PAM, LAM cũng có tính năng đặc biệt về khả năng ngụy trang, tên lửa hành trình được đóng gói trong các thùng vận tải thông thường, có thể đặt trên bất cứ phương tiện vận tải nào, phóng và điều khiển tên lửa bằng hệ thống điều khiển vô tuyến.

Hệ thống tên lửa hành trình đa dụng cận âm LAM và PAM.

Hệ thống tên lửa đa dụng SeaRAM 11.

Trong tương lai gần, xu hướng phát triển các tầu tuần biển, tuần duyên sẽ là sự kết hợp của tốc độ cao, công nghệ tàng hình và tác chiến liên kết phối hợp với sự kết nối và chia sẻ thông tin cao của các tầu chiến, không quân hải quân và phòng thủ bờ biển. Các chiến hạm đồng thời cũng là phương tiện vận tải máy bay trực thăng, lính thủy đánh bộ, hải quân đặc nhiệm trong tác chiến đa phương hóa, đa dạng hóa chiến trường.

Sơ đồ tác chiến của tầu LCS bảo vệ tuyến biển nông.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại