Những vũ khí của Nhật khiến Trung Quốc ’lạnh sống lưng’

Dù coi Nhật Bản chỉ là "con gà" nhưng mỗi khi nhắc tới hàng loạt vũ khí chiến đấu của Nhật Bản khiến Trung Quốc cũng phải chùn chân đánh giá lại đối thủ của mình.

Trung tuần tháng này, Mỹ và Nhật đã tổ chức một cuộc diễn tập liên hợp đổ bộ đánh chiếm đảo cực lớn ở California, Mỹ. Trong cuộc diễn tập này máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey lần đầu tiên đã huấn luyện cất, hạ cánh trên chiến hạm JS Hyuga (DDH 181) của Nhật.
Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị.
Máy bay trực thăng V-22 Osprey có chiều dài 17,5m, chiều rộng (cả cánh) 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn. Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chở được tối đa 32 quân cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.600 km với vận tốc tối đa 509 km/giờ trên biển. Trong quân đội Mỹ, phiên bản MV-22 được sử dụng cho hải quâ
Chuyên gia quân sự TQ e ngại cuộc huấn luyện cất, hạ cánh trên tàu Hyuga và đợt diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo vừa qua, rất có thể Nhật Bản sẽ mua MV-22 Osprey cho lực lượng hải quân đánh bộ, với mục đích chủ yếu là đổ bộ đánh chiếm đảo và củng cố vững chắc chủ quyền của họ trên các cụm đảo phía tây nam, trong đó có Senkaku/Điếu Ngư. Điều này khiến Trung Quốc thực sự lo ngại.
Tháng trước, báo chí TQ liên tục đưa tin đề cập tới sức mạnh ngầm của Nhật Bản, theo đó truyền thông TQ không những đánh giá cao lực lượng này mà còn tỏ ra lo ngại đối với chiến thuật “quý hồ tinh, bất quý hồ đa“ của Tokyo trong việc xây dựng lực lượng ngầm.
Tàu ngầm lớp Oyashio được thiết kế với kiểu dáng giọt nước (kiểu thiết kế phổ biến tàu ngầm thế giới hiện nay). Trên thân tàu được phủ lớp ngói không phản xạ sóng âm thanh (“đối phó” với hệ thống định vị thủy âm). Vì thế, đây được xem là một trong những loại tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất khu vực châu Á.
Dù số lượng cũng như hiệu quả trên sách vở thì Bắc Kinh chiếm lợi thế hơn so với Tokyo, nhưng nếu đánh giá về chất lượng thực sự trong đối đầu thì rõ ràng Tokyo có cơ sở để không ngại bất kỳ đối thủ nào.
11 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Oyashio được Tập đoàn Kawaski và Misubishi thiết kế sản xuất trong giai đoạn 1994-2006. Tàu có lượng giãn nước 4.000 tấn khi lặn, dài 81,7m. Đây được xem là lực lượng nòng cốt của Tokyo nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản được trang bị 8 tàu khu trục tên lửa. Bao gồm 2 tàu khu trục lớp Hyuga tải trọng 18.000 tấn có thể mang 11 trực thăng và hai đơn vị đổ bộ; 2 tàu lớp Atago tải trọng 10.000 tấn, 4 tàu lớp Kongo tải trọng 9.500 tấn và 2 tàu lớp Hatakaze tải trọng 4.600 tấn.
Bên cạnh đó, lực lượng này còn được trang bị hàng chục tàu khu trục thông thường với tải trọng từ 3.000 tấn đến 6.800 tấn.
Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản còn được trang bị một số tàu quét mìn, tàu đổ bộ hiện đại lớp Osumi, và thủy phi cơ US-2 với mệnh danh “Thần Biển”.
Thủy phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa Industries, Ltd của Nhật Bản sản xuất, có tầm hoạt động 4.700 km, bán kính tác chiến 2.200 km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển với điều kiện sóng cao 3m.
Tàu Khu trục Điểm nổi bật nhất của tàu khu trục lớp Akizuki là hệ thống điện tử siêu hạng được đánh giá gần tương đương với hệ thống điện tử trên tàu khu trục tương lai Zumwalt.
Một trong những nỗi ám ảnh của Trung Quốc là máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 của Nhật Bản. Đây là loại máy bay trinh sát chống ngầm có khả năng phát hiện tàu ngầm cực tốt, là nòng cốt của lực lượng tuần tiễu bảo vệ không, hải phận của Nhật Bản. Nó chủ yếu sử dụng trong nhiệm vụ cảnh giới, giám sát khu vực biển Nhật Bản, đăc biệt là chống sự xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc.
 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại