Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới

Tên lửa chống tăng được coi là vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại. Vậy sức mạnh và khả năng diệt mục tiêu của chúng ra sao.

Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Sát thủ diệt tăng Khrizantema: Hệ thống Khrizantema (NATO định danh là AT-15 Springer) là hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa mới nhất của Nga. Nó được thiết kế để tiêu diệt những loại xe tăng chủ lực tốt nhất hiện nay và cả trong tương lai. Khi khai hỏa, Khrizantema phóng đi với tốc độ vượt âm, tầm bắn xa 400-6.000m. Tốc độ trung bình của tên lửa khi phóng đi là 400m/s. Tên lửa có hệ thống động lực là một động cơ nhiên liệu lỏng.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Khrizantema dùng nhiều loại đạn gồm: Đạn 9M123 và 9M123-2 là các loại tiêu chuẩn với đầu đạn chống tăng liều nổ kép chuyên dùng để phá giáp phản ứng nổ ERA. Sự khác biệt duy nhất giữa những tên lửa này là 9M123 được điều khiển bằng laser bán tự động, còn 9M123-2 được điều khiển bằng radar.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Các nhà sản xuất cũng khẳng định rằng đầu đạn của 2 loại tên lửa này có khả năng xuyên giáp RHA từ 1.100 đến 1.200mm. Nó có thể tiêu diệt được những thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất như M1A2 Abrams và Leopard 2A6. Đạn 9M123F và 9M123F-2 với đầu đạn nhiệt áp, sử dụng để công phá các tòa nhà kiên cố, xe bọc thép hạng nhẹ và các ổ đề kháng của bộ binh địch đang cố thủ. 9M123F cũng được điều khiển bằng laser và 9M123F-2 điều khiển bằng radar.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Hệ thống phóng tên lửa chống tăng Khrizantema được phát triển dựa trên nền tảng của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có tính cơ động cao. Xe mang phóng có thể hoạt động cả dưới nước (tốc độ 10km/h). Khrizantema có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Sát thủ diệt tăng tiếp theo là tên lửa Javelin của Mỹ: Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ thứ 3 được tích hợp với hệ thống điều khiển tự động. Hãng Javelin Joint Venture đã bắt đầu triển khai dự án nghiên cứu, chế tạo tổ hợp tên lửa này vào năm 1986 trong khuôn khổ chương trình AAWS-M (Advanced Anti-tank System Medium).
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin bao gồm: thiết bị ngắm-bắn tự động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, hộp phóng vận tải mang tên lửa tầm trung loại “bắn và quên” có gắn đầu đạn tự dẫn hồng ngoại và đầu đạn nén mang động cơ hai lớp chạy bằng nhiên liệu cứng. Tính năng “bắn và quên” là điểm khác biệt chủ yếu giữa tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin với tổ hợp tên lửa chống tăng cùng loại thế hệ thứ 2.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Javelin sau khi rời ống phóng, người điều khiển vẫn có thể thay đổi vị trí hoặc chạy vào nơi ẩn nấp để bảo đảm an toàn, tránh hỏa lực săn diệt của đối phương, tăng khả năng sống còn cho tổ hợp và chính người sử dụng. Tên lửa có hai cơ chế hoạt động: cơ chế tấn công trực tiếp ở giao diện thẳng và cơ chế tấn công bổ nhào ở góc 45 độ.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Cơ chế đầu tiên chủ yếu được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu được xây dựng kiên cố, bảo vệ chắc chắn và máy bay trực thăng. Cơ chế tấn công thứ hai chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu từ phía trên như xe tăng, xe thiết giáp.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Một số đặc tính kỹ-chiến thuật của tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin: Tầm bắn từ 50 – 2500m. Tốc độ bắn tối đa 300m/s. Tên lửa được sử dụng đầu đạn Nén. Trọng lượng toàn bộ tổ hợp 22,5 kg. Thời gian nạp đạn (thay tổ hợp) 20s. Tổ hợp được biên chế từ 1 -2 người.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Tên lửa Spike của Israel: Tên lửa Spike do Công ty chế tạo vũ khí Rafael của Israel nghiên cứu và chế tạo. Spike có thể được phóng bởi máy bay trực thăng, tàu và các phương tiện trên mặt đất, và được điều khiển tới các mục tiêu của nó bằng sự kết hợp của thiết bị điện tích kép và thiết bị dò tìm hồng ngoại.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Spike NLOS có thể được phóng từ máy bay trực thăng. Các phiên bản của tên lửa Spike trước đó đã được tích hợp trên Eurocopter Puma và Tiger bởi Slovenia và Tây Ban Nha. Máy bay cánh cố định không được coi là bệ phóng cho bất cứ thành viên nào thuộc tổ hợp Spike, Rafael cho hay. Đạn tên lửa Spike NLOS có trọng lượng 70kg, trang bị hệ thống cảm biến quang điện cho phép đánh trúng mục tiêu ngoài tầm nhìn thẳng 25km. Có thể nói, Spike NLOS là tên lửa chống tăng có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Với tầm bắn này, xạ thủ điều khiển Spike NLOS nằm ngoài khu vực sát thương của mọi vũ khí bộ binh địch phản kích.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Spike NLOS có thể lắp nhiều loại đầu đạn như: đầu đạn chống tăng nổ lõm, đầu đạn nổ phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp đủ khả năng tiêu diệt xe cơ giới, công sự và mục tiêu trên bộ. Nó có thể triển khai bắn thẳng hoặc chế độ tấn công đạn đạo từ trên cao xuống (nhắm vào đỉnh mục tiêu). Trong hành trình bay tấn công mục tiêu, Spike NLOS có thể tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ hệ thống trinh sát mục tiêu như máy bay không người lái. Spike NLOS cũng có khả năng lựa chọn mục tiêu khác trong quá trình bay.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Với kích thước nhỏ gọn, triển khai nhanh chóng cùng sức mạnh hỏa lực của Spike NLOS cho phép giảm sự phụ thuộc của các phân đội nhỏ vào chi viện của pháo binh và không quân, tạo cho họ có khả năng tác chiến hiệu quả chống công sự phòng ngự, xe tăng, xe bọc thép.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Sát thủ diệt tăng 2 nòng RPG-30 Kryuk: Thế giới vũ khí chống tăng có thêm thành viên mới khi Quân đội Nga biên chế 1.000 khẩu RPG-30 Kryuk. RPG-30 do Liên hiệp Khoa học Sản xuất Bazan (Nga) nghiên cứu phát triển từ năm 2007. Dự án này nhằm đối phó với các hệ thống phòng vệ chủ động Trophy và Iron Fist trang bị trên xe tăng, xe bọc thép của Israel. Các hệ thống này có khả năng đánh chặn đạn chống tăng khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nga, RPG-30 Kryuk mang hai quả đạn rocket: đạn chính cỡ 105mm và quả đạn phụ cỡ nhỏ hơn. Quả đạn phụ được bắn ra từ nòng nhỏ gắn trên nòng chính có tác dụng kích hoạt hệ thống phòng vệ chủ động của xe tăng địch. Bay sau là quả đạn chính cỡ 105mm sẽ xuyên thủng vào giáp xe.
Những tên lửa hủy diệt tăng hàng đầu thế giới
RPG-30 Kryuk nặng khoảng 10,3kg, tầm bắn hiệu quả 200m, khả năng xuyên giáp đồng nhất (sau hệ thống phòng vệ chủ động và giáp ứng nổ) hơn 600mm. Mặc dù RPG-30 có kết cấu khác với các loại súng chống tăng truyền thống của Nga vì có 2 nòng nhưng các sĩ quan Quân đội Nga cho biết việc vận hành chúng không hề khó khăn.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại