Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Mỹ đã phát triển loại tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II để đối trọng lại với tên lửa RSD-10 của Liên Xô ra đời trước đó.
MGM-31 Pershing II được phát triển dựa theo nền tảng công nghệ từ tên lửa Pershing I. Phiên bản MGM-31 Pershing II ra đời đã gây choáng váng cho Liên Xô, cũng giống như tên lửa RSD-10 của Liên Xô đã từng làm Mỹ và đồng minh lo sợ.
MGM-31 Pershing II là loại tên lửa hai giai đoạn, sử dụng nhiên liệu rắn, tổng chiều dài 10,6 m, đường kính than 1 m, trọng lượng 7,4 tấn.
Tên lửa này được phóng từ các bệ phóng di động trên mặt đất. Đáng chú ý là chúng mang được đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 1.770 km.
Sự đáng sợ nhất của tên lửa MGM-31 Pershing II đó là quỹ đạo bay được dẫn đường bằng công nghệ tinh vi nhất kết hợp với động cơ lực đẩy véc tơ giúp tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng.
Giai đoạn đầu khi rời khỏi bệ phóng, tên lửa MGM-31 Pershing II được hệ thống dẫn đường quán tính định hướng lên tới độ cao hơn 300 km rồi sau đó quay trở lại trái đất. Khi còn cách mục tiêu khoảng 16 km, chúng được dẫn đường bằng Radar kỹ thuật số tiên tiến nhất vào thời điểm đó.
Vào năm 1983, Mỹ đã bố trí hơn 100 tên lửa MGM-31 Pershing II ở Tây Đức. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, thủ đô Moscow của Liên Xô đã hứng trọn. Bởi thời điểm đó, hệ thống bắn chặn tên lửa là vô hại đối với MGM-31 Pershing II.
Liên tiếp những năm sau đó, Liên Xô và Mỹ đã đàm phán liên tục để đi đến việc thỏa thuận tháo bỏ tên lửa RSD-10 của Liên Xô và MGM-31 Pershing II của Mỹ. Rất may là MGM-31 Pershing II chưa một lần được sử dụng thì chúng đã bị tiêu hủy sau khi Liên Xô tan rã.