Không còn nghi ngờ gì nữa, nguồn nước lý tưởng nhất có thể tìm được là nước suối. Nước suối thường vẫn có trong các vùng núi, chịu áp lực của đá, nước dưới đất chảy ra từ khe hẹp của đá, sẽ tạo thành nước suối.
Chất lượng của nước suối vô cùng trong có vị ngọt, lại chứa nhiều loại khoáng chất có lợi đối với cơ thể con người.
Nước khe thường vẫn từ nguồn nước suối chảy ra, nó cũng tương đối sạch, nhưng không nên uống trực tiếp, tốt nhất phải làm sạch một chút.
Nước mặt như nước sông, nước hồ… cũng đều phải làm sạch sau đó mới có thể dùng cho ăn uống. Nhưng, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, rất nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm.
Nếu như nước sông biến thành mầu đen, có mùi hôi, ven sông và cỏ ven sông bám dung dịch dầu mầu đen, đó chính là những biểu hiện nước đã bị ô nhiễm, phải bỏ không sử dụng cho ăn uống.
Nếu trong nước hồ hoặc ao đầm nhỏ có thể thấy cá chết hoặc xương của các loài cá, cũng không được dùng cho ăn uống, vì khẳng định đây là vùng nước đã bị ô nhiễm hoặc là vùng nước chết.
Nếu như không có nước mặt rõ ràng, thì phải tìm nước ngầm. Ở nơi có địa hình trũng, đặc biệt là nơi có thực vật xanh mọc nhiều và tươi tốt, đào xuống dưới thường có thể tìm thấy nguồn nước.
Các loài chim và côn trùng,… cũng là một hướng khác để tìm nguồn nước. Mùa hè nơi muỗi tụ lại thành hình trụ tròn, nhất định nơi đó có nguồn nước; nơi có ếch nhái, kiến lớn và ốc sên sinh sống cũng khẳng định có nguồn nước.
Trong một số thói quen bay của loài chim, cò nâu khi hoàng hôn bay về nguồn nước, hướng bay khi bình minh là hướng ngược lại với nguồn nước,… Một số hiện tượng này đều là tiêu chí để phán đoán hướng của nguồn nước.
Những người lính này đang tìm cách lấy nước.
Làm sạch nước
Trong các nguồn nước đã nói trên, ngoài nước suối ra, những nguồn khác đều không thích hợp trực tiếp sử dụng để ăn uống, cần phải xử lý làm sạch. Có mấy phương pháp làm sạch nước sau đây, tùy theo hoàn cảnh mà bạn sẽ chọn lấy phương án phù hợp nhất.
Viên thuốc làm sạch nước. Đây là một biện pháp có hiệu quả nhất làm sạch nước, trong tình huống thông thường, một viên thuốc làm sạch nước có thể làm sạch 1 lít nước.
Biện pháp cụ thể là, thả viên thuốc làm sạch nước vào trong dụng cụ đựng nước và khuấy nước, làm cho viên thuốc làm sạch nước tan ra, sau khi để lắng 5 phút là có thể dùng ăn uống. Đây cũng là một biện pháp làm sạch nước mà quân đội thường sử dụng.
Thuốc tấy trắng. Bỏ thuốc tẩy trắng vào dụng cụ đựng nước, để lắng 30 phút là được. Nước được làm sạch bằng thuốc tẩy trắng tương đương với nước máy thành phố, nhưng khi dùng ăn uống có mùi vị thuốc tẩy trắng tương đối mạnh.
Dấm ăn. Nếu bên mình không mang các dược phẩm làm sạch, giải độc nói trên, thì cũng có thể dùng dấm ăn để thay thế. Đổ dấm ăn vào dụng cụ đựng nước, sau khi khuấy đều, để lắng 30 phút là có thể dùng ăn uống.
Mùi vị của nước làm sạch bằng dấm ăn so với nước làm sạch bằng chất tẩy trắng có tốt hơn một chút, nhưng phải bịt mũi mới có thể nuốt.
Đun sôi. Bất cứ trong tình huống nào, đun nước sôi trong 5 phút đều là biện pháp trừ độc rất tốt.
Dụng cụ làm sạch nước đơn giản
Tìm một đốt tre hoặc đồ hộp để đựng nước, một đầu để hở, ở đầu kia khoan thủng một hoặc vài lỗ. Trong đó lần lượt cho cát mịn, than củi, đá nhỏ hình quả trứng, đá to và lá cây.
Đổ nước tương đối đục vào đầu để hở của dụng cụ làm sạch nước, nước được lọc thông qua đá hình quả trứng, cát mịn và than củi, có thể thành nước dùng ăn uống tương đối tốt.
Không phải lúc nào bạn cũng được cấp nước uống đầy đủ như thế này.
Trưng cất để lấy nước
Nếu không tìm thấy nước mặt, thì nhất định phải nghĩ đến phương pháp khác để giải quyết vấn đề uống. Mặt trời tỏa nhiệt là có thể dùng để chưng cất nước từ thực vật và từ đất biến thành trạng thái hơi nước.
Chúng ta không nhìn thấy nhưng cần nghĩ biện pháp trưng cất nước ngưng tụ lại trở thành nguồn nước. Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp dưới đây:
Phương pháp túi nhựa: Buộc túi nhựa lên thân cây, miệng túi buộc chặt, không để hơi nước bay ra. Hơi nước sẽ ngưng tụ trên vách trong của túi thành giọt nước, cuối cùng nước tập trung dưới đáy túi thành nước dùng để ăn uống.
Song thực tế biện pháp này quá chậm, vả lại lượng nước thu được quá ít, cho nên có thể nghĩ thiết kế nhiều túi nhựa như vậy để tích ít thành nhiều. Phương pháp vải nhựa: Biện pháp này cần tốn sức, nhưng hiệu quả so với phương pháp túi nhựa rõ hơn.
Trên mặt đất đào một cái hố to, cho đến khi đất trở nên vô cùng ẩm ướt; trong hố lại đặt một số cành cây tươi non; giữa hố đặt một dụng cụ có thể chứa nước.
Sau khi hoàn thành, lấy vải nhựa đậy lên trên miệng hố, ép bốn phía; ở giữa túi nhựa đặt một cục đá, khiến cho phần giữa của túi nhựa trũng xuống, hình thành như một cái phễu.
Trung tâm phễu, cũng chính là vị trí đặt cục đá phải vừa vặn ở ngay chính giữa, phía trên của dụng cụ chứa nước.
Như vậy mặt trời sẽ trưng cất nước từ trong đất, nước sẽ ngưng tụ trên vách bên trong của vải nhựa, sau đó men theo phễu chảy xuống dụng cụ chứa nước. dùng biện pháp này, thậm chí một buổi có thể thu được 1-2 lít nước.
Điều cần chú ý
Nếu sau một thời gian dài nhịn khát, hễ sau khi phát hiện ra nguồn nước, không được lập tức uống thoải mái, mà phải uống ít. Ưống thoải mái khiến cơ thể mất nước và phát sinh nôn ọe, uống ít có thể bổ sung nước tốt hơn cho cơ thể.