Với tiêu để: “Trung Quốc tìm chỗ hổng trên con đường huyết mạch trên biển Nhật Bản”, bài viết của “Thời đại” cho biết, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc đã xuyên qua con đường hiểm yếu có tính chiến lược ở phía bắc Nhật Bản, đồng thời cũng khẳng định hải quân Trung Quốc bắt đầu tự tin hoạt động trên vùng biển này.
Eo biển Soya là một trong những con đường thông ra Thái Bình Dương, là con đường “nút cổ chai” có vị trí chiến lược. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một số nhà hoạch định chiến lược hải quân Nhật Bản đã khẳng định đây là một yếu điểm huyết mạch, có thể dễ dàng bị phong tỏa, cắt đứt chỉ bằng một lực lượng hải quân nhỏ.
Một số phương tiện truyền thông đã mô tả là hải quân Trung Quốc “vội vã” đi qua eo biển này, nhưng trên thực tế, tàu chiến Trung Quốc không cần phải làm như vậy vì khu vực đó thuộc lãnh hải quốc tế, hải quân Trung Quốc có quyền tiến hành các hoạt động trinh sát hoặc nghiên cứu, huấn luyện, thậm chí là có thể diễn tập bắn đạn thật.
Bất kể là eo biển Tsushima ở phía nam hay eo biển Soya ở phía bắc, xét về mặt lí luận đểu thuộc lãnh hải Nhật Bản, nhưng Chính phủ Nhật Bản chỉ yêu cầu quy hoạch phạm vi 3 hải lý thuộc lãnh hải nước mình chứ không phải là 12 hải lý như thông lệ quốc tế. Điều này chủ yếu là để các chiến hạm có mang vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể đi qua eo biển chiến lược này.
Chuyên gia về an ninh biển thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản Tetsuo Kotani giải thích, vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân Chính phủ Nhật Bản phải tìm kiếm một giải pháp dung hòa để các chiến hạm mang vũ khí hạt nhân của Mỹ đi qua khu vực biển Nhật Bản mà không vi phạm vào “3 nguyên tắc phi hạt nhân”. Do sự ước thúc của 3 nguyên tắc này mà Nhật Bản bị cấm chế tạo hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng không cho phép bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào hiện diện trên lãnh thổ Nhật Bản.
Ông Pata Serrano, chuyên gia về chiến lược và lịch sử hải quân Nhật Bản cho biết, ông không bất ngờ về việc hải quân Trung Quốc tìm đường ra Thái Bình Dương qua eo biển Soya vì trong 10 năm qua hải quân Trung Quốc luôn nỗ lực nâng cao khả năng tác chiến thông qua chế tạo hàng loạt chiến hạm, tăng cường huấn luyện và diễn tập. Tất cả những điều này cho thấy hải quân Trung Quốc sẽ không bằng lòng với các hoạt động quanh quẩn bên “ao nhà”.
Ông Tetsuo Kotani tán đồng các quan điểm của chuyên gia Pata Serrano nhưng ông cũng cho rằng đây hoàn toàn không phải là vấn đề lớn đối với Nhật Bản. Ông khẳng định: “Chắc chắn là hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xung quanh Nhật Bản, nhưng chỉ cần chúng ta tăng cường khả năng kiểm soát, bố trí binh lực hợp lý là có thể dễ dàng bóp nghẹt yết hầu của hải quân Trung Quốc”.
Vấn đề ông Tetsuo Kotani đề cấp đến đã được Nhật Bản thực hiện vào đầu tháng 6 vừa qua. Đẩy mạnh thêm một bước khả năng bảo vệ Senkaku, khống chế hoàn toàn luồng đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Yonaguni, chỉ cách Senkaku vẻn vẹn 6 phút bay.
Yonaguni là một hòn đảo nằm ở cực tây của Nhật Bản, giáp với đảo Đài Loan - Trung Quốc và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Trên đảo Yonaguni đã có 1 sân bay nhỏ nhưng có thể triển khai nhiều máy bay chiến đấu, từ đây bay đến Senkaku chỉ mất vẻn vẹn 6 phút, các máy bay chiến đấu của Nhật sẽ nhanh chóng đến chi viện hiệu quả cho lực lượng phòng ngự ở khu vực này một khi xảy ra chiến sự.
Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu. Điểm đáng lo ngại là khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương. Vì vậy, triển khai lực lượng bóp nghẹt tất cả các huyết mạch trên các luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc là việc nằm trong tầm tay của Nhật Bản.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!