Tàu tuần dương tên lửa Ukraina nhiều khả năng sẽ thuộc quyền sở hữu của Nga. Đây là thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông của nước này. Trên thực tế, Nga đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm của mình rằng sẽ sẵn sàng chi 1 tỷ rúp (khoảng 30 triệu USD) cho một tàu tuần dương tên lửa đang xây dựng dang dở, con tàu mà trong gần hai thập kỷ vẫn nằm tại nhà máy đóng tàu Nikolaev của Ukraine.
Theo Vladimir Lihodovskogo, một chuyên gia về quốc phòng và an ninh của Ukraine, bản hợp đồng là có lợi đối với Ukraine mặc dù giá trị của nó không được như kỳ vọng. Còn phía các quan chức Nga thì khẳng định rằng chi phí như vậy đối với một con tàu chưa hoàn thiện là chấp nhận được.
Tuần dương hạm Ukraina.
Trước tiên, cần lưu ý rằng tàu tuần dương tên lửa dự án Ukraina trước đây có tên là Đô đốc Lobov được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Phương Bắc ở Leningrad. Tuần dương hạm Lobov bắt đầu được xây dựng vào năm 1984 tại xưởng đóng tàu Nikolayev theo đơn đặt hàng của Hải quân của Liên Xô. Đây là con tàu thứ tư thuộc dự án 1164 Atlant bao gồm các tàu tuần dương Moskva, Varyag và Đô đốc Ustinov.
Tàu tuần dương tên lửa này có lượng giãn nước gần 11.500 tấn, chiều rộng 28 mét, dài 187 mét và mớn nước 8,5 mét. Theo thiết kế, chiến hạm sẽ được trang bị 16 tên lửa chống tàu siêu âm P-500 Bazalt, 64 tên lửa phòng không S-300F Fort và 40 tên lửa phòng không Osa-M. Ngài ra, tàu còn được trang pháo phản lực chống ngầm RBU-6000, ngư lôi và pháo hạm 30-mm AK-630.
Sáu năm sau, vào năm 1990, Đô đốc Lobov được đổi tên thành Ukraina. Trong tháng 10 năm 1993, con tàu bị đưa ra khỏi Hải quân Liên Xô và chuyển giao quyền sở hữu cho Ukraine khi đã hoàn thiện được 75%. Ước tính chi phí cho tuần dương hạm Ukraina khoảng 720 triệu USD. Trong các năm tiếp theo, thủy thủ đoàn của tàu tuần dương được hình thành, tuy nhiên vào năm 1996 việc xây dựng các tàu tuần dương đã bị đình chỉ do thiếu kinh phí. Kể từ đó, mỗi năm, Ukraine đã phải chi trung bình khoảng 6 triệu hryvnia (khoảng 720 ngàn USD) trong ngân sách nhà nước để bảo trì con tàu.
Con tàu đã được hoàn thiện 95%.
Vào tháng 02 năm 1998, người đứng đầu nhà nước Ukraina đã quyết định rằng, tàu tuần dương Ukraina phải được hoàn thành. Thủy thủ đoàn đã được tái thành lập và mức độ hoàn thành của con tàu đã lên đến 95%. Trong năm 2004, con tàu đã được quyết định dùng cho mục đích thăm quan.
Như đã nói ở trên, theo chuyên gia về quốc phòng và an ninh V.Lidohovskogo, thỏa thuận này là có lợi đối với Ukraine. Số tiền 30 triệu USD tuy khiêm tốn đối với Ukraine, nhưng với nhà máy sản xuất trực tiếp Communards 61 thì đây lại là khoản tiền khá hời, bởi vì trong thời gian hai mươi năm qua, nhà máy đóng tàu này đã nhận được rất nhiều tiền từ ngân sách bảo trì con tàu hàng năm của chính phủ Ukraine.
Trong khoảng thời gian này các thiết bị của chiến hạm đã trở nên lỗi thời, do đó chúng cần được thay thế nó hoặc nâng cấp. Nhưng đây không phải là vấn đề. Vấn đề là ở tổ hợp tên lửa Bazalt, chỉ có thể được cung cấp bởi Nga. Theo một thỏa thuận liên chính phủ, Ukraine sẽ không được bán tàu tuần dương được trang bị tên lửa chống tàu Bazalt mà không có sự cho phép của Nga. Như vậy, hơn hai thập kỷ qua, Nga đã không mua tàu tuần dương và đồng thời cũng không cho phép Ukraine bán nó.
Lidohovskogo cũng lưu ý rằng vào đầu thế kỷ mới, phía Nga đã cố gắng để mua tàu tuần dương tên lửa này, nhưng thỏa thuận đã không được ký kết. Vào năm 2005, các cuộc đàm phán song phương giữa các bộ trưởng quốc phòng của Ukraine và Nga khẳng định rằng việc hoàn thành tàu tuần dương là không cần thiết, bởi vì cả hai nước đều không có nhu cầu đối với chiến hạm này.
Kỳ hạm Varyag, một trong 4 tuần dượng hạm lớp Atlant.
Một nỗ lực đàm phán mới đã diễn ra trong năm 2008. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó của Ukraine là Yekhanurov tuyên bố rằng thỏa thuận đã không đạt được. Các chính trị gia cũng nói rằng Ukraine không cần một tàu tuần dương như vậy vì việc sử dụng nó trong các vùng biển của Biển Đen là không hiệu quả và nó chỉ có thể sử dụng được ở các đại dương. Do đó, Ukraine chỉ cần duy trì các phân đội tuần tiễu nhỏ và không cần chi tiền để hoàn thành tàu tuần dương vô cùng tốn kém.
Lúc bấy giờ, vấn đề chính nằm ở hệ thống vũ khí. Thực tế thì hệ thống tên lửa diệt hạm P-500 cũng như hệ thống tên lửa phòng không S -300F chỉ mới được hoàn thành chưa đến 50%. Các hệ thống này được sản xuất tại Nga, nhưng Ukraine lai gặp khó khăn trong việc mua chúng bởi thực tế là các loại vũ khí có tầm bắn lên tới 500 km đều bị cấm mua-bán. Một tàu chiến không có vũ khí thì chẳng khác nào một chiếc xà lan lớn.
Trong năm 2010, một lần nữa thông tin về việc Nga dự đinh mua lại tàu tuần dương Ukraina và hoàn thành nó được công bố, bởi Ukraine không thể làm được điều đó. Đây là tuyên bố của Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych. Đại diện Nga đã xác nhận thêm rằng các tàu tuần dương của lớp này có thể là một phần của hạm đội Nga, bởi Hải quân nước này đã có ba tàu tuần dương tương tự.
Liên quan đến các cuộc đàm phán hiện nay, có thông tin rằng phía Nga dự định để đưa con tàu tới nhà máy đóng tàu Severodvinsk để phát hiện các hỏng hóc, sau đó mới quyết định có hoàn thành con tàu hay không, hoặc chuyển con tàu sang các mục đích đặc biệt. Cũng có thể con tàu sẽ biến thành nguồn phụ tùng thay thế cho ba tàu tuần dương cùng lớp hiện đang phục vụ trong Hải quân Nga.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!