Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, phó chủ nhiệm Konstantin Makiyenko Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga gần đây đã trả lời phỏng vấn báo chí chỉ ra, ngành trang bị hàng không quân sự Nga thời gian tới muốn tìm kiếm tăng trưởng số lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu, có thể chỉ có dựa vào hợp đồng tiêu thụ máy bay chiến đấu đa năng Su-35 ký với Trung Quốc.
Trong 10 năm gần đây, tổng kim ngạch xuất khẩu máy bay chiến đấu Nga mặc dù vẫn chưa giảm xuống rõ rệt, nhưng về số lượng lại giảm rõ rệt. Điều này chủ yếu là do thị trường của 2 nước nhập khẩu lớn nhất máy bay chiến đấu Nga gồm Trung Quốc và Ấn Độ đã gần bão hòa.
Makiyenko cho biết, trong mấy năm tới, công nghiệp hàng không quân sự Nga muốn đạt được tăng trưởng xuất khẩu, chỉ có thể dựa vào hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu mới ký kết, đặc biệt là đơn đặt hàng xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 mới nhất.
Ông giải thích, Trung Quốc hy vọng trong năm nay hoặc vài năm tới ký kết với Nga hợp đồng mua sắm 24 máy bay chiến đấu Su-35, "không loại trừ khả năng trong tương lai Trung Quốc lại tăng mua số lượng máy bay chiến đấu tương đương và tiến tới triển khai sản xuất theo giấy phép".
Đối với vấn đề máy bay Su-35 của Nga có thể bị Trung Quốc sao chép, Makiyenko cho rằng, loại máy bay chiến đấu này rất phức tạp, đối với Trung Quốc, muốn tiến hành sao chép sẽ là một vấn đề nan giải rất to lớn.
Ngoài ra, tuy trước đây Trung Quốc từng được Ukraine và Belarus giúp đỡ trong quá trình sao chép máy bay chiến đấu Su-27, nhưng Su-35 hoàn toàn là trang bị kiểu mới do công ty Nga độc lập phát triển, ngoài Nga, không có ai có thể tiếp tục hỗ trợ cho Trung Quốc. Makiyenko cho biết: "Trung Quốc chỉ có thể tìm cách có được giấy phép chính thức".
Ông đồng thời còn tiết lộ, trong tương lai, Việt Nam, Indonesia và Venezuela cũng dần dần trở thành khách hàng quan trọng của máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.
Khi nói tới vị thế của Nga trên thị trường máy bay chiến đấu trong tương lai, Makiyenko chỉ ra, Nga đang từng bước mất đi thị phần máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung.
Ông cho rằng, mặc dù Nga hiện nay đang hợp tác với Ấn Độ nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm, nhưng về nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng trung, Ấn Độ lại có khả năng tìm kiếm triển khai hợp tác với các doanh nghiệp châu Âu.
Đồng thời, cùng với việc đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm J-20, Trung Quốc cũng đã nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng trung J-31. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Indonesia cũng tiếp tục tìm cách nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ/hạng trung thế hệ mới.
Makiyenko nhấn mạnh, do thiếu máy bay chiến đấu hạng nhẹ/hạng trung thế hệ thứ năm, trong tương lai Nga sẽ nằm ở vị thế bất lợi trong cuộc tranh đoạt thị trường máy bay chiến đấu châu Á.
Trước đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại Su-30MKI. Ban đầu, Việt Nam đã bày tỏ quan tâm đến lô hàng này, nhưng sau khi có tín hiệu Trung Quốc mua số lượng lớn máy bay Su-35, sự chênh lệch không quân đã bị thay đổi đáng kể, và Việt Nam đã dừng việc nhập Su-30 lại.
Nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có thể tăng cường đáng kể sức mạnh không đối không trong hiện tại. Nhưng để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35...
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!