Quân đội Mỹ thường sử dụng chiến thuật tập kích đường không rồi mới đổ quân vào trận chiến. Việc này tuy có hiệu quả tốt với các đất nước có nền tảng phòng không kém và thiếu tinh thần chiến đấu.
Nhưng nếu đối phương ngụy trang và đánh trả tốt, gây ra thiệt hại đáng kể thì việc tiến công có thể bị hoãn đến vô thời hạn do lục quân Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào yểm trợ đường không.
Đối với quân đội Nga, chiến thuật này tỏ ra tốn kém, chậm chạp và không cần thiết. Do vậy họ ưa thích sử dụng chiến thuật đột kích bằng các thê đội cơ giới.
Nga phô diễn sức mạnh của xe tăng trong một cuộc tập trận. Ảnh: Sputnik.
Những nhược điểm của tập kích đường không
Các cuộc tập kích đường không thường nhắm vào các mục tiêu là các căn cứ quân sự liên hợp, trung tâm thông tin – chỉ huy, các trạm, đài radar cảnh giới đường không, chế áp và tiêu diệt phòng không mặt đất (SEAD)…
Các cuộc tấn công nằm nhằm mục đích tiêu diệt và làm rối loạn hệ thống chỉ huy của đối phương nhưng mục đích cao nhất là dọn sạch bầu trời cho các lực lượng không quân có thể yểm trợ cho bộ binh Mỹ tác chiến.
Vũ khí người Mỹ thường dùng trong tập kích đường không là bom tinh khôn, tên lửa không đối đất, tên lửa hành trình Tomahawk…
Chiến thuật này nếu thành công tốt đẹp như chiến tranh vùng Vịnh 1991, thì quân đội Mỹ rất dễ dàng thắng lợi trên bộ.
Nhưng gặp đối phương có nền tảng phòng không mạnh, phòng tránh, đánh trả có hiệu quả như Nam Tư năm 1999, thì nếu không có các giải pháp về chính trị thì Lục quân Mỹ cũng sẽ không thể nào tham chiến khi thiếu đi sự chi viện từ trên không.
Lục Quân và Thủy quân lục chiến Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào không quân, nếu có thể ngăn chặn được các đòn tiến công từ trên không thì những đội quân này mấy đi ½ sức mạnh.
Một chiếc F-15E thả mồi bẫy nhiệt trong một phi vụ yểm trợ cho bộ binh Mỹ tại Afghanistan (2008).
Cơ cấu các đơn vị chính của bộ binh cơ giới Liên Xô (Nga)
Các đơn vị BBCG của Quân Đội Liên Xô chia làm 2 loại chính: bộ binh cơ giới nhẹ (Motorized Infantry) và bộ binh cơ giới nặng (Mechanized Infantry)
- Bộ binh cơ giới nhẹ: là các đơn vị được trang bị chủ yếu là loại xe bọc thép chở quân BTR (Бронетранспортёр = BTR), đặc điểm của dòng xe này là giáp mỏng, hỏa lực yếu hơn khi so với xe chiến đấu bộ binh BMP và xe tăng.
Tuy nhiên ưu điểm của dòng này là bánh lốp, xe đi nhanh, ít phải bảo dưỡng khi hành quân đường dài, hệ số kĩ thuật đảm bảo chiến đấu cao.
Điều này có phép xe cơ động đến hàng nghìn km mỗi ngày, đưa bộ binh bắt kịp với các binh đoàn xe tăng hùng mạnh mà vẫn bảo toàn được sinh lực, khi đến vị trí tiến công thì xe tiến hành đổ quân xuống cho bộ binh chiến đấu.
Các đơn vị này là các đơn vị quân tiên phong chuyên đi trước mở đường, trinh sát và bắt liên lạc với các cụm quân đổ bộ đường không (VDV) luồn sâu. Ta thường gọi là Kỳ Binh.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga.
- Bộ binh cơ giới nặng: là các đơn vị được trang bị chủ yếu các loại xe chiến đấu bộ binh BMP (Боевая Машина Пехоты).
Đặc điểm của dòng xe này là có khả năng chống chịu được các loại đạn bắn thẳng của súng bộ binh, đảm nhận chức năng vụ chuyển và chi viện cho bộ binh khi chiến đấu.
Tuy hỏa lực và giáp không thể so sánh với xe tăng nhưng xe vẫn có ưu thế rất lớn so với các đơn vị bộ binh thuần túy. Xe có sức cơ động cao, có thể vượt chướng ngại nước mà không cần chuẩn bị bến bãi.
Trong chiến đấu tiến công, sau khi đổ quân xong, BMP sẽ tiến hành bắn chi viện trong hành tiến, trực tiếp yểm trợ cho bộ binh xung phong.
Xe còn được sử dụng trong vai trò hộ vệ cho xe tăng, chế áp bộ binh đối phương và chi viện hỏa lực trược tiếp cho bộ binh ta tiến công.
Các đơn vị này kết hợp với xe tăng và pháo tự hành chính là các đơn vị nòng cốt của binh chủng hợp thành. Ta gọi đơn vị này là Chính Binh.
Thê đội là bộ phận của đội hình được sắp xếp theo bậc thang để hành động theo thứ tự kế tiếp nhau vì mục đích đã định trong kế hoạch. Thê đội được gọi theo thứ tự hành động trước sau: TĐ 1, TĐ 2...
Trong đội hình chiến đấu BBCG của Quân đội Nga (Liên Xô) thường có 3 thê đội, trong đó có 1 thê đội trang bị nặng và 2 thê đội còn lại trang bị nhẹ hơn.
Quân Nga bất ngờ chiếm sân bay Pristina (Nam Tư) năm 1999 trong sự ngỡ ngàng của Mỹ-NATO.
Chiến thuật đột kích bằng các thê đội cơ giới của Nga
Chiến thuật đột kích cơ giới thê đội của Nga dựa trên nền tảng chiến thuật “Tác Chiến Chiều Sâu - Deep operations” cũng như vận dụng linh hoạt chiến thuật “Chiến Tranh Chớp Nhoáng – Blitzkrieg”.
Đây là những chiến thuật của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ngoài ra, họ cũng tham khảo kinh nghiệm và cách đánh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Thê đội 1 trang bị gọn nhẹ, bao gồm xe bọc thép chở quân bánh lốp hạng nhẹ BTR, xe thiết giáp đa dụng MT-LB, xe tăng lội nước, cùng các phân đội trinh sát cơ giới BRMD, được pháo tầm xa, không quân và trực thăng trực tiếp yểm trợ.
Thê đội này có nhiệm vụ đi trước mở đường và bắt liên lạc với các đơn vị VDV đã luồn sâu chiếm giữ bàn đạp tiến công, nếu gặp địch thì liệu sức mà đánh, đánh không được thì vây lại chờ thê đội 2 với trang bị mạnh đi sau giải quyết.
Thê đội 2 với trang bị nặng như xe chiến đấu bộ binh BMP, xe tăng, pháo tự hành, các đơn vị phòng không, công binh, tên lửa chiến thuật - chiến dịch... đi sau.
Đây chính là lực lượng binh chủng hợp thành - quả đấm thép tiêu diệt các cụm đề kháng mạnh của địch đã được thê đội 1 phát hiện và bao vây lại.
Thê đội 3 là thê đội dự bị có nhiệm vụ thay thế các cánh quân tuyến trước bị thiệt hại, bảo vệ tuyến đường vận tải, thi hành các nhiệm vụ đột xuất của chỉ huy đơn vị đề ra.
Toàn bộ đội hình hành quân chiến đấu dưới các ô phòng không nhiều tầng của các tổ hợp tên lửa phòng không như S-300V, Buk-M1/2, Tor-M1/2, hệ thống pháo/tên lửa phòng không Tunguska…
Cách đánh này đảm bảo tính thần tốc, liên tục, quyết liệt ngay từ đầu. Các vị trí quan trọng đã bị chiếm khi đối phương chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Các cụm quân địch không thể kịp xây dựng phòng tuyến lâm thời để ngăn chặn hoặc nếu có thì sẽ bị thê đội 2 đánh cho nát vụn bằng các loại hỏa lực cơ hữu.
Các tổ hợp tên lửa S-300V tạo ô phòng không che đầu cho lục quân Nga.
Sự khác nhau cơ bản của 2 chiến thuật
Trong Chiến tranh Lạnh, khi mà một cuộc chiến tranh tổng lực luôn lơ lửng trên đầu, thì người Nga nhận thức được việc phải chống đỡ các đòn tiến công lớn bằng cơ giới của Nato.
Đồng thời, các đơn vị cơ giới của Liên Xô phải đủ sức theo kịp các binh đoàn tăng thiếp giáp, trực thăng tuy có tốc độ cao nhưng lại không thể yểm trợ và che chắn cho xe tăng trước các hỏa điểm xuất hiện đột ngột của bộ binh đối phương.
Vì vậy người Nga đã chú trong phát triển các loại vũ khí lục quân có hỏa lực lớn, sức cơ động cao, tầm tác chiến xa. Địa hình ở châu Âu lại chủ yếu là đồng bằng phù hợp với tác chiến cơ giới mật độ cao.
Trên hết là chiến lược quốc phòng của Liên Xô (Nga) mang tính chất phòng thủ là chính.
Với Hoa Kì thì do ưu thế về địa lý là nằm tách biệt hoàn toàn với các lục địa khác, không bị đe doa bằng các đoàn tiến công Lục Quân, vì vậy Lục Quân và TQLC Hoa Kì khá là yếu nếu đánh tay đôi với BBCG Liên Xô (Nga) nếu không có sự yểm hộ đường không.
Hơn nữa với bản chất sen đầm quốc tế, thường hay can thiệp quân sự vào các quốc gia trên thế giới cho nên việc cơ động lực lượng và tấn công bằng đường không sẽ hiệu quả hơn khi mà hiện nay Mỹ có ưu thế lớn về KQ và HQ so với các nước khác trên thế giới.