Nga: TQ dùng Sukhoi "nhái" cũng có thể bắn Rafale rụng như muỗi

Ly Vy |

Đại sứ Nga tại Ấn Độ cho rằng các máy bay Rafale mà New Delhi đặt mua từ Pháp sẽ là mồi ngon cho những chiếc Sukhoi "nhái" của Trung Quốc.

Trang mạng news.webindia123 đăng bài viết cho hay: Gián tiếp bày tỏ sự ngạc nhiên của Nga khi chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố quyết định xúc tiến kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp, Đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexander M. Kadakin tuyên bố rằng trong trường hợp Ấn Độ có xung đột với láng giềng, các máy bay chiến đấu do hãng hàng không Dassault sản xuất có thể dễ dàng bị các tiêm kích Sukhoi của không quân Trung Quốc (cho dù đó là những chiếc Sukhoi nhái do Trung Quốc sản xuất) bắn hạ như... muỗi.

Bán Mi-35 cho Pakistan: Nga khiến Mỹ, Trung, Ấn phải 'nuốt hận' Bán Mi-35 cho Pakistan: Nga khiến Mỹ, Trung, Ấn phải "nuốt hận"

(Soha.vn) - Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Pakistan có thể mang lại nhiều lợi ích cho Moscow.

Tham gia một chương trình tương tác giữa các nhà báo Nga và Ấn Độ tại New Delhi hôm 17/10, ông Kadakin nói: "Chúng tôi vẫn thấy rất ngạc nhiên khi Rafale được chọn, bởi nếu chúng phải đối phó với các máy bay chiến đấu của Pakistan và Trung Quốc thì thậm chí trước các tiêm kích Sukhoi do Trung Quốc sản xuất, Rafale sẽ bị bắn hạ như những con muỗi. Đó là lý do tôi không hiểu tại sao...".

Rafale sẽ là mồi ngon của các tiêm kích Sukhoi nhái do Trung Quốc sản xuất?
Rafale sẽ là mồi ngon của các tiêm kích Sukhoi "nhái" do Trung Quốc sản xuất?

Trước đó, Rafale đã giành chiến thắng trong gói thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa nhiệm cho Không quân Ấn Độ. Vào tháng 7 vừa qua, truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng nước cho biết 2 bên đang tiếp tục những bước đàm phán cuối cùng cho hợp đồng trị giá hơn 20 tỷ USD này, với 50% hợp đồng đã được hoàn tất cùng sự nhất trí của chính phủ 2 bên, chỉ còn đợi sự tán thành từ phía Ủy ban Nội các về An ninh của Ấn Độ (CCS).

Nga bị phương Tây knock-out khỏi thị trường vũ khí béo bở Ấn Độ Nga bị phương Tây knock-out khỏi thị trường vũ khí béo bở Ấn Độ

(Soha.vn) - Chính phủ các nước phương Tây đang hối hả viếng thăm Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với hy vọng các thỏa thuận hàng tỷ USD có thể được ký kết với Ấn Độ.

Cận cảnh buồng lái của tiêm kích Rafale
Cận cảnh buồng lái của tiêm kích Rafale

Tuy nhiên, theo đại sứ Kadakin, hợp đồng mua máy bay Rafale sẽ không ảnh hưởng gì đến dự án hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga và Ấn Độ.

"Công việc thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 hiện vẫn đang được các chuyên gia của Nga và Ấn Độ thực hiện theo kế hoạch mà không có bất kỳ trục trặc nào trong công tác thiết kế. Đã có một số thỏa thuận về việc chia sẻ công việc thiết kế, các chuyên gia Ấn Độ cũng có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế máy bay nên chúng tôi từng cân nhắc tham gia theo tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay mà Ấn Độ chưa hoàn toàn sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò thiết kế. Điều này có thể thực hiện được thông qua sự hợp tác giữa các nhà thiết kế và kỹ sư của Nga - Ấn Độ ," ông Kadakin cho hay.

Chỉ trích việc Ấn Độ chuyển hướng mua nhiều vũ khí từ Mỹ, ông Kadakin nói: "Khi đồn đoán về Mỹ và công nghệ của họ, người ta cho rằng sẽ có nhiều sự cung cấp hơn, tuy nhiên, tất cả những điều đó đều là cường điệu, không có mấy công nghệ từ Mỹ được chuyển cho Ấn Độ hay nói chính xác phải là không có bất cứ công nghệ nào của Mỹ cho Ấn Độ".

Ông Kadakin nhân cơ hội này nhấn mạnh những đóng góp của Nga cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ trong những năm vừa qua: "Trong khi đó, Ấn Độ đang chế tạo máy bay Su-30MKI của Nga ở Pune, sản xuất tên lửa hành trình Brahmos tốt nhất trên thế giới, vận hành tàu ngầm hạt nhân lớp Akula II, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Kudankulam với sự hỗ trợ của Nga".

Một khi dự án mua máy bay Rafale hoàn tất, 18 chiếc đầu tiên sẽ chuyển giao cho Không quân Ấn Độ trong vòng 36-48 tháng, trong khi 108 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Tập đoàn HAL (Ấn Độ) trong vòng 7 năm với công nghệ được chuyển giao.

Tiêm kích Eurofighter Typhoon

Tiêm kích Eurofighter Typhoon

Hồi tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Anh William Hague đã vận động hành lang mạnh mẽ cho máy bay Eurofighter Typhoon trong các cuộc gặp gỡ với chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Chính phủ Đức cũng được cho là đã nối lại việc quảng bá các tiêm kích Typhoon.

Bên cạnh đó, 2 ứng viên từ Mỹ là loại máy bay F/A-18 và F-16 Super Viper cũng hy vọng có cơ hội tham gia dự thầu (chương trình MMRCA) trở lại sau các nỗ lực vận động hành lang. Tuy nhiên, Ấn Độ đã bác bỏ mọi khả năng tham dự thầu trở lại của các máy bay bị loại.

Hiện tại, Không quân Ấn Độ chỉ còn 34 phi đoàn máy bay chiến đấu, trong khi cần ít nhất 44 phi đoàn nên việc thực hiện chương trình MMRCA được xem như ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ đương nhiệm Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại