Trước đó, Cục Neva đã trực tiếp hỗ trợ dự án chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ, tàu Vikrant, hạ thủy vào ngày 11/06/2015.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, tàu sân bay thứ hai của nước này là tàu Vishal sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân, có trọng lượng lên đến 65.000 tấn và mang theo được 50 máy bay các loại.
Tàu sân bay Vikrant mới của Ấn Độ được chế tạo trong nước.
Cục Xuất nhập khẩu Quốc phòng Nga Rosoboronexport trước đó tuyên bố Nga sẽ đồng ý tham gia chế tạo tàu sân bay mới cho Ấn Độ nếu họ nhận được đề nghị từ nước này.
“Ấn Độ đang tìm kiếm đối tác phù hợp để tham gia thiết kế tàu sân bay mới của họ.
Nga đã nhận được đề nghị này và công ty chúng tôi có thể đáp ứng mọi thứ, từ việc đóng toàn bộ tàu hoặc chế tạo những linh kiện cần thiết”, ông Sergei Vlasov, giám đốc điều hành Cục Thiết kế Neva cho biết.
Ông nói thêm rằng Cục Thiết kế Neva vẫn tiếp tục hợp tác với Ấn Độ để hoàn thiện tàu Vikrant. Công ty hiện đang chế tạo hệ thống kiểm soát không lưu cho tàu. Các thiết bị khác hiện đang được nhiều nước trên thế giới và cả Ấn Độ sản xuất và cung cấp.
Theo các hãng thông tấn, tàu Vikrant sẽ chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2018. Trong lượng của tàu sẽ vào khoảng 40.000 tấn và tàu sẽ được trang bị tên lửa phòng không và pháo tầm xa.
Tàu sân bay này sẽ mang theo máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga sản xuất cùng các loại trực thăng, ngoài ra họ cũng sẽ sử dụng máy bay Tejas do Ấn Độ chế tạo trong nước trên tàu.
Nga và Ấn Độ đã từng hợp tác trong việc phát triển tàu sân bay. Vào tháng 11/2013, Hải quân Ấn Độ chính thức nhận tàu sân bay Vikramaditya, một tàu cũ của Nga trước đó đã được sửa chữa và nâng cấp tại xưởng đóng tàu Sevmash.
Đến tháng 1/2014, tàu đã cập cảng Karwar của Ấn Độ. Năm 2015, đại diện của Sevmash và Hải quân Ấn Độ ký thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật cũng như bảo dưỡng tàu Vikramaditya.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Russia & India Report (RIR), ấn bản tại Ấn Độ của website tin tức Russia Beyond the Headlines của Nga.