Nga nói tăng Armata vượt phương Tây, Đức đáp lời: Hàng sao chép!

Quang Huy |

Theo tờ Die Welt (Đức), mẫu xe tăng tương tự Armata đã được Đức thiết kế và thử nghiệm từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Đức: Armata là sản phẩm sao chép

Tờ Die Welt vừa đăng tải bài viết của nhà báo Gerhard Hegmann với tiêu đề "Siêu tăng của Putin là sản phẩm sao chép".

Bài viết này cáo buộc rằng xe tăng Armata, niềm tự hào của nền công nghiệp - quốc phòng Nga, thực ra không phải là mẫu thiết kế do nhà máy "Uralvagonzavod" sáng tạo ra.

Mẫu xe tăng tương tự từng được thiết kế và thử nghiệm tại Đức vào những năm 80 của thế kỷ trước nhưng nó đã không được sản xuất sau khi Liên Xô tan rã.

Bài viết khẳng định rằng Đức đã nghĩ ra và thử nghiệm mẫu thiết kế xe tăng mà Nga đang dùng để chế tạo chiếc xe tăng công nghệ cao T-14 Armata.

Việc sản xuất mẫu xe tăng mới này rất tốn kém nên Đức đã quyết định dừng lại. Ngoài ra, vào thời điểm đó, Liên Xô đã tan rã và Đức cho rằng không còn mối đe doạ nào từ cường quốc này.

Nhà báo
Gerhard Hegmann
Siêu tăng Armata của Nga là sản phẩm sao chép

Mẫu xe tăng được thiết kế tại Đức khi đó dự kiến sẽ thay thế xe tăng Leopard-2. Theo kế hoạch, Đức sẽ ra mắt mẫu xe tăng mới vào năm 1995. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã chôn theo cả những dự án quân sự chi phí cao.

Mới đây, sau khi Nga ra mắt xe tăng Armata trong Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng (9/5), Đức và Pháp đã quyết định hợp tác chế tạo một mẫu xe tăng mới để cạnh tranh với Armata và thay thế Leopard.

Bài viết trên tờ Die Welt một lần nữa khẳng định, những gì các chuyên gia cho là mới trong chiếc xe tăng Armata thì trên thực tế đã được Đức nghĩ ra từ trước đó và tất cả đã không trở thành hiện thực vì thiếu "quyết tâm và tiền".

Tuy nhiên, tác giả Gerhard Hegmann không đưa ra bất cứ dẫn chứng cụ thể nào cho thấy Đức đã thiết kế chiếc xe tăng tương tự và mẫu thiết kế của Nga là đi cóp nhặt lại từ mẫu này.

Nga tuyên bố bỏ xa phương Tây về công nghệ xe tăng

Trước đó, hôm 24/5, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định:

Các quốc gia nước ngoài sẽ rất khó khăn để bắt kịp xe tăng Armata thế hệ mới và ngành công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga, khi chúng đang đi trước khoảng 20 năm so với những gì tương tự họ đã đạt được.

Tuyên bố của ông Rogozin được đưa ra sau khi báo chí Đức đưa tin rằng Berlin đang có kế hoạch hợp tác với Paris để phát triển một mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, các quốc gia phương Tây đang tụt hậu sau Nga từ 15 – 20 năm về công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, các quốc gia phương Tây đang tụt hậu sau Nga từ 15 – 20 năm về công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến.

Phát biểu trên kênh truyền hình NTV, ông Rogozin nói:

“Tất nhiên, kế hoạch của họ khá thực tế, bởi đây là các quốc gia công nghệ cao với những nền tảng và tiềm năng kỹ thuật mạnh mẽ. Nhưng tôi cho rằng Pháp và Đức, hay ngay cả Mỹ, Israel – những nước cũng tự sản xuất xe tăng – sẽ đều thấy việc này rất khó”.

Ông Rogozin nói thêm rằng, những quốc gia này đang tụt hậu so với Nga khoảng 15-20 năm nếu so về công nghệ chế tạo xe tăng tiên tiến.

“Ngay cả nếu họ làm ra được thứ tương tự như của chúng ta thì tới lúc đó, chúng ta đã chế tạo ra được thứ khác rồi” - Ông Rogozin nhấn mạnh.

Cần 2 năm để học điều khiển xe tăng Armata

Hãng tin TASS dẫn lời cựu Đại tá quân đội Nga Viktor Murakhovsky cho biết, để làm chủ được công nghệ trên xe tăng thế mới Armata, kíp xe cần được huấn luyện tới 2 năm.

Lính nghĩa vụ với thời gian 1 năm không thể làm được điều này.

"Thiết kế của xe tăng đã trở nên phức tạp hơn nhiều. Việc nghiên cứu các bộ phận, thiết bị điện tử của nó đòi hỏi phải có một lượng kiến thức đáng kể và thời gian huấn luyện dài" - ông Murakhovsky nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại