Nga lần đầu vượt Mỹ về số đầu đạn hạt nhân đã triển khai

RIA Novosti dẫn thông báo của cơ quan quốc gia về giám sát vũ khí hạt nhân Mỹ cho biết Nga đã vượt Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân triển khai trên các phương tiện mang chiến lược.

Tuy chỉ nhỉnh hơn Mỹ 1 đầu đạn, nhưng đây là lần đầu tiên sau một thời gian dài Nga đạt được mức chênh lệch hơn so với cường quốc ở bên kia Đại dương.

Trong số 1.642 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, có đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa, đầu đạn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay ném bom hạng nặng...

Mỹ đã triển khai lắp đặt 794 công cụ vận chuyển tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng. Con số này của Nga là 528.

Nếu tính riêng công cụ vận chuyển vũ khí hạt nhân, Mỹ giảm từ 952 chiếc hồi tháng 3 xuống còn 912 chiếc; Nga lại tăng 6 chiếc so với con số 905 trước đó.

SỐC: Mỹ từng định dùng bom hạt nhân để... mở đường SỐC: Mỹ từng định dùng bom hạt nhân để... mở đường

Oriental Daily News của Hong Kong đăng tải các tài liệu mật đã được giải mã cho thấy, năm 1963 Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ từng đề xuất kế hoạch mở đường bằng bom hạt nhân.

Báo cáo của phía Mỹ đánh giá, các kế hoạch tham vọng của Binh chủng tên lửa chiến lược Nga trong thời gian qua đã cho phép Moskva không những duy trì cân bằng lực lượng trên toàn cầu, mà còn giữ vững trạng thái siêu cường vốn có.

Hồi đầu năm 2014, trong một bài viết đăng trên tờ Politico, hai nhà chính trị học người Mỹ là Graham Allison và Robert Blackwell đã đưa Nga vào danh sách 10 nguy cơ đối với Mỹ. Theo họ, “Nga là cường quốc duy nhất trên thế giới đủ khả năng làm cho nước Mỹ biến mất khỏi bề mặt Trái Đất chỉ trong vòng 30 phút”.

Trước đó, tháng 4/2010 tại thủ đô Prague, Cộng hòa Séc, Tổng thống Mỹ B.Obama và người đồng cấp Nga khi đó là Tổng thống D.Medvedev đã ký Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START mới). Theo đó, Mỹ và Nga sẽ định kỳ thông báo cho nhau số lượng vũ khí hạt nhân mà mình sở hữu và cho phép nhau công khai những con số không thuộc phạm vi bí mật.

Hiệp ước này quy định hai nước từng bước giảm số lượng đầu đạn hạt nhân mà mình sở hữu xuống 1.550 đầu đạn; giảm số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng xuống còn 700 chiếc; giảm số công cụ vận chuyển vũ khí hạt nhân đã lắp đặt và chưa lắp đặt xuống còn 800 chiếc.

Trong cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ "Chiến tranh lạnh", hai nước đã sở hữu một lượng lớn vũ khí tấn công chiến lược, gồm cả đầu đạn hạt nhân. Tháng 7/1991, Mỹ và Liên Xô đã ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 1 (START-1). Tháng 1/1993, hai nước khởi động START-2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại