Nga đẩy mạnh 'bán sỉ' tàu ngầm cho Việt Nam, Ấn Độ

Trong suốt Triển lãm Hàng không và Hàng hải Quốc tế tại Langkawi 2013 (LIMA 2013) tổ chức ở Malaysia, CEO của Cơ quan chế tạo tàu ngầm Rubin của Nga ông Igor Vilnit đã thông báo tiến độ của một số dự án xuất khẩu tàu ngầm của Nga sang các nước châu Á.

Được biết, trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm mang tên “Hà Nội”, chiếc đầu tiên trong dự án mua 6 tàu ngầm. Hiện nay các tàu ngầm Việt Nam đặt mua đang trong giai đoạn thử nghiệm tại Nga.

Đầu năm nay, các đội thủy thủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện đào tạo tại Nga. Đồng thời các chuyên gia Nga đã xây dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc đào tạo nhân viên và phục vụ cho đội tàu ngầm.


	Hai tàu ngầm của Pháp và Pakistan tại triển lãm LIMA 2013

Hai tàu ngầm của Pháp và Pakistan tại triển lãm LIMA 2013

Không loại trừ khả năng dự án tàu ngầm 636 (tàu ngầm Kilo) của Việt Nam sẽ được thực hiện nhanh hơn so với tuyên bố của ông Igor Vilnit- chuyên gia phân tích Vasily Kashin cho hay.

Thực tế là chiếc tàu ngầm thứ hai theo đơn đặt hàng của Việt Nam đã xuất hiện, trong khi chiếc thứ ba được chờ đợi là sẽ xuất hiện vào tháng 8 tới. Như vậy có thể trong năm 2013 này, Việt Nam sẽ nhận 2 tàu ngầm, và chiếc thứ 3 sẽ nhận vào năm 2014. Việt Nam sẽ nhận tất cả 6 tàu ngầm này vào cuối năm 2016.

Năm 2013 sẽ là năm Việt Nam tập trung phá triển lực lượng tàu ngầm. Trước đó, Việt Nam từng cố gắng xây dựng lực lượng tàu ngầm của mình bằng việc mua hai tàu ngầm loại nhỏ Yugo của Triều Tiên nhưng thảo thuận đã không thành công. Tàu ngầm của Triều Tiên sẽ là quá yếu so với yêu cầu tác chiến của Việt Nam.

Theo Vasily Kashin, việc thực hiện dự án tàu ngầm 636 với Nga đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam, và trên thực tế việc này không đe dọa gì đến lợi ích của Trung Quốc, một đối tác chiến lược khác của Nga.

Chuyên gia Vasily Kashin phân tích rằng, đội tàu ngầm của Việt Nam với lực lượng có hạn không đem lại cơ hội giành chiến thắng trước đội tàu của Trung Quốc, nhưng giúp Việt Nam duy trì khả năng độc lập tự chủ của mình. Nếu lực lượng hải quân yếu có thể khiến Việt Nam phải phụ thuộc vào mối quan hệ đối tác với các lực lượng bên ngoài khu vực, điều đã từng xảy ra với Philippines.

Nga đẩy mạnh 'bán sỉ' tàu ngầm cho Việt Nam, Ấn Độ
Tàu ngầm "Hà Nội" đang chạy thử tại Nga

Một hướng phát triển đầy hứa hẹn cho các nhà sản xuất tàu ngầm Nga là xuất khẩu tàu ngầm sang Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ sẵn sàng mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân. Theo ông Igor Vilnit, Nga đang có kế hoạch cung cấp cho Ấn Độ tàu ngầm Amur-950, một phiên bản thu gọn của tàu ngầm Amur-1650.

Trung Quốc cũng đang mong muốn đàm phán với Nga mua những tàu ngầm này. So với tàu ngầm Amur-1650, tàu Amur-950 nhỏ gọn hơn, nhưng vũ khí trang bị thì không hề thua kém. Tàu Amur-950 có thể phóng 10 tên lửa đạn đạo thẳng đứng chỉ trong vòng 2 phút.

Bên cạnh đó, Nga và Ấn Độ hợp tác thiết kế chế tạo tên lửa đạn đạo BrahMos. Sự tham gia của Nga trong dự án BrahMos được cho là một lợi thế để Nga và Ấn Độ đi đến thỏa thuận về tàu ngầm. Rõ ràng những phiên bản tàu ngầm nhỏ gọn có nghĩa là chúng được sử dụng ở những vùng biển như Ấn Độ Dương.

Đồng thời, các cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn tiếp tục được tiến hành cho các tàu ngầm Amur-1650, trong đó hai chiếc sẽ được trang bị những động cơ mới của Nga. Do sự mở rộng phạm vi hoạt động, các tàu ngầm Amur-1650 có thể sẽ được sử dụng ở Thái Bình Dương.

So với các tàu ngầm 636 được cấp cho Trung Quốc trước đó, những tàu Amur-1650 có khả năng tàng hình tốt hơn, điều này có thể làm tăng cơ hội cho đội tàu Trung Quốc vượt qua các hệ thống phòng thủ tàu ngầm của Nhật Bản.

Các tàu ngầm diesel-điện hiện đại là một vũ khí hiệu quả mà giá tương đối hợp lý, tạo cơ hội phát triển lực lượng hải quân ở các nước châu Á. Kinh nghiệm của cuộc chiến Falklands năm 1982 và các cuộc tập trận hải quân sau đó của các nước thành viên NATO cho thấy, với cách quản lý phù hợp, có thể hạn chế khả năng chống tàu ngầm của các tàu sân bay.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại