Lý do mà Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra là nhằm giúp các hệ thống phòng không có thể dò tìm ra các tên lửa đến từ Iran, Triều Tiên, cũng như củng cố khả năng đánh chặn ở Alaska và California.
Các nhà thầu quân sự lớn như Raytheon, Northrop Grumman hay Lockheed Martin đang cạnh tranh để giành được quyền chế tạo mẫu radar này, dự án sẽ có chi phí ước tính khoảng 1 tỉ USD và có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2020.
Mỹ mong chờ loại radar tầm xa mới sẽ giúp hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Mỹ hoạt động tốt hơn khi gặp các mối đe doạ tinh vi, vốn có khả năng làm rối loạn các hệ thống phòng thủ.
Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, James Syring và các quan chức chấp cao của Lầu Năm Góc đã khẳng định trước quốc hội vào hồi tháng 3-2015 rằng, loại radar mới là vô cùng quan trọng để giúp Mỹ tránh khỏi sự nguy hiểm đang ngày càng tăng lên từ những nước như Iran hay Triều Tiên.
Lầu Năm Góc cho biết hệ thống radar mới sẽ thay thế trạm radar không quân và radar của Bộ Chỉ huy Không gian ở miền trung Alaska, tuy nhiên, quyết định chính thức chỉ được đưa ra sau khi đã nghiên cứu đầy đủ môi trường nơi này.
Ông Riki Ellison, người sáng lập ra tổ chức phi lợi nhuận Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa cho biết, việc đặt radar ở khu vực miền trung Alaska sẽ tốt hơn nhiều việc triển khai nó đến đảo Aleutian, do radar này sẽ có thể đề phòng được cả Iran lẫn Triều Tiên, cũng như giúp Mỹ không phải xây dựng thêm một hệ thống radar tương tự ở Hawaii.
Cái cớ?
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Triều Tiên và Iran vẫn tiếp tục là cái cớ để Mỹ triển khai thêm các hệ thống phòng thủ. Mà mục tiêu quan trọng nhất họ muốn đề phòng là những tên lửa và máy bay ném bom chiến lược từ nước Nga.
Bộ Ngoại giao Nga từng cáo buộc hồi tháng 4/2015: "Các lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai ở châu Âu không còn nhằm vào Iran, bởi 2 nước đã đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Vậy vì sao Mỹ vẫn gia tăng các hệ thống phòng thủ này? Nó là nhằm vào Nga chứ không phải quốc gia nào khác."
Mặt khác, tại Alaska, Nga thường xuyên xâm phạm vào khu vực này của Mỹ bằng các loại máy bay tầm xa.
Gần đây nhất, hôm 22/4, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Tu-95 Bear H đã xâm nhập vào không phận khu vực này.
Tuy nhiên, Mỹ đã không có máy bay tiêm kích nào tới đánh chặn.
Điều này đã làm dấy lên những đồn đoán rằng tại Alaska, những radar của Mỹ hoàn toàn mờ mắt trước những vũ khí chiến lược từ Nga.
>>> Trận đấu S-300 - Máy bay Mỹ ở Iran qua góc nhìn chuyên gia Việt