Trong bài viết trên tạp chí The Diplomat (Nhật Bản), nhà phân tích Robert Farley đặt vấn đề về việc chọn mua máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Theo đó, một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đang tự phát triển tiêm kích thế hệ 5.
Tuy nhiên, những quốc gia không thể tự chế tạo máy bay như Malaysia, Australia, Indonesia… có thể sẽ phải tìm mua từ các nhà cung cấp khác trong tương lai. Vậy họ nên mua từ nước nào?
Những câu hỏi dưới đây có thể giúp tìm ra đáp án:
Có cần sớm không?
Trước khi mua chiến đấu cơ thế hệ 5, cần trả lời câu hỏi: Bạn đang muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh sớm hay muốn nhanh chóng răn đe một kẻ hung hăng?
Thật không may, hầu hết các dự án tiêm kích thế hệ 5 đều bị trì hoãn kéo dài và đội chi phí nghiêm trọng. Chỉ có tiêm kích F-22 là đang hoạt động.
Một chiếc F-35 đang được hoàn thiện tại nhà máy.
F-35 đang cố gắng đạt được khả năng hoạt động thực tế, J-20 (Trung Quốc) và PAK FA (Nga) có thể sẽ đạt tới bước phát triển này trong vài năm tới.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang chế tạo tiêm kích thế hệ 5 J-31 dù dự án này còn nhiều đồn đoán.
Các dự án của Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc mới đang trong giai đoạn định hình nhưng có thể sẽ nhận được đánh giá lạc quan vào năm 2025.
Nếu nước nào có ý định dấn thân vào một cuộc chiến trong thời gian ngắn tới thì có thể cân nhắc F-35. Nếu không, có thể xem xét các lựa chọn dưới đây.
Thăm nơi chế tạo siêu tiêm kích F-35
Có làm bạn với Trung Quốc?
Mặc dù thường đặt lợi ích lên trên hết nhưng Trung Quốc sẽ không sẵn lòng bán máy bay chiến đấu tàng hình cho những quốc gia mà họ cọi là đối thủ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không có đủ sức mạnh ngoại giao để ngăn cản các nhà cung cấp khác, trong đó có Ấn Độ và Nga.
F-35 hoặc PAK-FA có thể sẽ phù hợp với những quốc gia này.
Tiêm kích tàng hình J-20
Là bạn của Mỹ?
Nếu gác sang một bên những nghi vấn về hiệu quả toàn diện thì có thể nói, F-35 mang rất nhiều công nghệ vô cùng nhạy cảm của Mỹ.
Quyết định từ chối chuyển giao 4 công nghệ cho Hàn Quốc đã cho thấy Mỹ cạnh chừng tinh hoa công nghệ của mình như thế nào.
Điều đó cũng cho thấy nước này sẽ tiếp cận thị trường xuất khẩu vô cùng thận trọng. Ngoài Australia, Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc có thể mua F-35 thì những nước khác sẽ gặp khó khăn hơn, đặc biệt là Ấn Độ do nước này từng xảy ra tranh chấp công nghệ với Mỹ.
Giá cả
Hiện chưa có dữ liệu về giá cả của các dự án tiêm kích thế hệ 5 nhưng nhìn chung, mức giá dành cho máy bay chiến đấu tàng hình sẽ khá cao, dù là giá mua ban đầu hay chi phí bảo dưỡng lâu dài.
Tiêm kích tàng hình PAK FA
Chi phí sản xuất của tiêm kích F-35A sẽ rơi vào khoảng 100-300 triệu USD/chiếc vào cuối thập kỷ này. Có nhiều ước tính về chi phí của PAK FA nhưng nó sẽ vào khoảng 100 triệu USD. J-31 Trung Quốc rẻ hơn, khoảng 75 triệu USD.
Tuy nhiên, để duy trì khả năng tàng hình và hệ thống điện tử phức tạp, những máy bay này cần phải được bảo dưỡng và nâng cấp đáng kể trong quá trình hoạt động.
Tính cơ động và linh hoạt của T-50
Vũ khí
Các máy bay tàng hình hiện nay hoặc tập trung vào khả năng tấn công (như F-35 và J-20) hoặc vào khả năng chiếm ưu thế trên không (như F-22 và PAK FA).
Trong đó, PAK FA được trang bị nhiều loại vũ khí không-đối-không mạnh mẽ, F-35 cũng có thể tác chiến không-đối-không nhưng nó phải kết hợp với nhiều thiết bị phụ trợ mà không phải quốc gia khách hàng nào cũng mua được.
J-20 chủ yếu được cho là tiêm kích tấn công và J-31 có vẻ là phiên bản hạng 2 của F-35. Hai tiêm kích này sẽ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ tấn công, thay vì chiếm ưu thế trên không.
** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà phân tích Robert Farley