Năm dự án chiến hạm viễn chinh của Trung Quốc

Nhằm mục đích chiến lược chia sẻ quyền lực thống trị đại dương, Hải quân Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình xây dựng các chiến hạm hiện đại.

Sau một thời gian dài nỗ lực, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã đưa vào biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên, bắt đầu huấn luyện cất hạ cánh và bay trên tàu Liêu Ninh. Hải quân Trung Quốc cũng nỗ lực hoàn thiện các tàu ngầm nguyên tử của mình, lắp đặt những hệ thống trang thiết bị hiện đại và tiến hành những chuyến hành quân tuần tiễu tầm xa.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng thay đổi tên gọi của hải quân, "Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc" được gọi đơn giản là "Hải quân Trung Quốc." Có nghĩa là mục tiêu chiến lược đã thay đổi.

Tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu ngầm mới trở thành tâm điểm sự quan tâm của xã hội Trung hoa. Hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng thứ hai trên thế giới về sức mạnh và số lượng chiến hạm sau Mỹ. Trong biên chế hạm đội có đầy đủ các loại tàu hiện đại như tàu khu trục tàng hình, tàu hộ vệ tên lửa, tàu quân y, tàu trinh sát và tác chiến điện tử. Biên chế đầy đủ và số lượng hùng hậu, hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc viễn chinh.

Nền công nghiệp đóng tàu Trung Quốc có thể tự hào về tốc độ đóng tàu không kém gì công nghiệp phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ II. Tính đến năm 2012 số lượng frigates hộ vệ tên lửa 056 được đưa đóng không dưới 20 chiếc.

Khinh hạm dự án 056
Khinh hạm dự án 056

Tàu hộ vệ Type 056

Phương Tây gọi dự án 056 là các tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ - có nhiệm vụ tuần biển trong các vùng nước chủ quyền và các khu vực đặc quyền kinh tế, tác chiến tiên phong trong các vùng nước tranh chấp. Nếu Trung Quốc quyết định đưa các chiến hạm không thuộc lực lượng cảnh sát biển đến Senkaku, các hộ tống hạm 056 sẽ là những tàu đầu tiên.

Khinh hạm dự án 056 được trang bị rất đầy đủ vũ khí khí tài chiến đấu, bao gồm các tổ hợp tên lửa chống hạm mạnh và các phương tiện chống ngầm. Tàu được lắp pháo hạm 76 mm chống các xuồng phóng lôi và tàu hạng nhẹ cũng như các máy bay không người lái, hai tổ hợp pháo 30 mm phòng không và tác chiến tầm gần 30 mm tương tự như tổ hợp phòng không của Mỹ Phalanx.

Hơn các chiến hạm có lượng giãn nước tương đương, 056 còn được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không chống tên lửa chống tàu FL-3000N "Flying Leopard" Báo bay, tương tự như tổ hợp tên lửa Mỹ RAM. Trên mỗi bệ phóng có 8 tên lửa phòng không. Vũ khí tấn công của dự án 056 là 4 tên lửa chống tàu YJ-83 Eagle Strike.

Tên lửa có khả năng tấn công các chiến hạm nổi với tầm xa trên 124 dặm với đầu đạn nặng 160 kg. Giai đoạn cuối của đường bay, tên lửa bay ở độ cao 4,5 m so với mặt nước biển với vận tốc siêu âm 2M, rất khó có thể tiêu diệt được bằng hỏa lực phòng không tầm gần. Các khinh hạm dự án 056 có khả năng truy tìm và tiêu diệt tàu ngầm, do được trang bị hệ thống dò tìm sonar và sàn đỗ trực thăng Z-9, vũ khí chống ngầm là 6 ống phóng ngư lôi.

Khu trục hạm Type 052D

Chiến hạm tiên tiến thứ hai của Trung Quốc là khu trục hạm 052D tương tự như khu trục hạm Mỹ Arleigh Burke về hình dáng bên ngoài cũng như nhiệm vụ tác chiến. Khu trục hạm 052D có những tính năng kỹ chiến thuật rất rộng, được trang bị các radar mặt phẳng trước khoang chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ phòng không cụm chiến hạm trước đòn tấn công ồ ạt của không quân đối phương. Hiện Bắc Kinh có 4 khu trục hạm lớp 052D.

 Khu trục hạm dự án 052D
Khu trục hạm dự án 052D

052D có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng với 32 ống phóng ở phía mũi tàu và đuôi tàu. Khu trục hạm được trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Sao đỏ. Hệ thống này cũng được trang bị tên lửa hành trình tầm xa chống tàu và tấn công mục tiêu đất liền như tên lửa Tomahawk.

Tên lửa HQ-9 là phiên bản hàng nhái của S-300 bổ sung các tính năng tương tự như Patriot có tầm bắn 200 km, tốc độ bay 4M. HQ-9 có khả năng tiêu diệt các vật thể bay tầm thấp như máy bay và tên lửa chống tàu, đồng thời có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo. Đương lượng nổ tương đương 180 kg TNT.

Khu trục hạm 052D được trang bị tổ hợp 8 tên lửa Eagle Strike, một pháo hạm 100 mm, hai tổ hợp pháo phòng không tầm gần và 6 ống phóng ngư lôi với 4 tổ hợp ống phòng bom chìm phản lực có khả năng tấn công các tàu ngầm trên khoảng cách 3 dặm. Trên chiến hạm còn có hầm chứa máy bay trực thăng hạng trung và sân bay trực thăng.

Tàu đổ bộ hạng nặng Type 071

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc phát triển mạnh lực lượng đổ bộ đường biển nhằm mục tiêu đánh chiếm các đảo, quần đảo tầm xa, nòng cốt của lực lượng này là các tàu đổ bộ hạng nặng kiêm cầu tàu dự án 071. Nhà máy Hudong-Zhonghua đã đóng 3 chiến hạm này và dự kiến đóng thêm 3 chiếc nữa, phân vùng chiến lược sẽ là 4 chiếc cho hạm đội Nam Hải trên Biển Đông.

Tàu đổ bộ dự án 071
Tàu đổ bộ dự án 071

Tàu đổ bộ đa năng dự án 071 có khả năng vận tải 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ 400 đến 800 người. Tàu có hai khoang hàng chứa 18 xe lội nước đổ bộ. Các tàu đổ bộ hạng nặng này có thể đưa bộ binh và trang bị lên bờ bằng máy bay trực thăng vận tải hoặc xe đổ bộ lưỡng cư.

Trên boong tàu có sân bay trực thăng, có thể cùng lúc cất cánh 2 máy bay trực thăng Z-8, trong khoang hầm còn chứa được 4 trực thăng đổ bộ.

Tàu có một cầu tàu rất rộng cho các xuồng đổ bộ. Khoang cầu tàu có thể chứa các tàu đổ bộ chạy trên đệm khí như tàu LCAC của Mỹ, các xe đổ bộ và bốn xuồng đệm khí. Trên mỗi tàu đổ bộ có một pháo tự động 76 mm và 4 tổ hợp súng tự động 30 mm phòng không, tàu dự án 071 sẽ được tăng cường các cụm hỏa lực được biên chế theo yêu cầu nhiệm vụ.

Các tàu đổ bộ được biên chế vào hạm đội Nam Hải nhằm thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng đối phó với Đài Loan và các xung đột khác trong khu vực Đông Nam Á. Các tàu đổ bộ còn hoạt động gần bờ biển Sừng châu Phi, nơi lính thủy đánh bộ Trung Quốc thực hiện trấn áp hải tặc.

Tàu trinh sát Dongdiao

Tàu tác chiến điện tử nổi bật là hai chiếc lớp Dongdiao, rất dễ nhận biết nhờ 3 quả cầu chứa an ten có 1 quả giống bóng đá khổng lồ. Những chiến hạm trinh sát điện tử này được đóng tại nhà máy Quixin ở Thượng Hải, có nhiệm vụ theo dõi các vụ thử tên lửa trên biển.

Dưới mái vòng hình cầu là các phương tiện trinh sát như các radar tầm xa phát hiện và theo dõi mục tiêu, các ống kính quang học điện tử thám sát mục tiêu. Tàu được trang bị những cần cẩu đặc biệt để cẩu các trang thiết bị thả xuống biển hoặc đưa từ dưới biển lên tàu.

Những chiếc Dongdiao được gọi là “gián điệp” do được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hạm tàu nước ngoài. Là tàu trinh sát, có nhiệm vụ thu thập thông tin tìn báo, các an ten thu nhận tất cả các tín hiệu phát đi từ các hạm tàu đối phương, tích hợp, giải mã và phân tích dữ liệu.

Tàu trinh sát điện tử
Tàu trinh sát điện tử

Chiếc tàu đầu tiên của lớp tàu trinh sát điện tử đã có mặt gần Hawaii vào năm 2012 theo dõi cuộc tập trận chung RIMPAC nhằm quan sát tiến trình diễn tập và thu thập tin tức tình báo. Các tàu thường có hải trình dọc theo các đường vận tải quốc tế từ biển Hoa Đông đến eo biển Malacca và Ấn Độ dương.

Được lắp đặt các trang thiết bị điện tử tân tiến nhất, nhưng Dongdiao không có vũ khí hạng nặng. Trên tàu chỉ được trang bị một pháo hạm 37 mm, hai súng tự động 25 mm và 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm.

Tàu bệnh viện Type 920

Mẫu chiến hạm thứ năm hoàn thiện tổ chức Hải quân viễn chinh Trung Quốc là tàu quân y dự án 920, đóng tại nhà máy đóng tàu Guangzhou. Tàu hạ thủy vào năm 2007, thủy thủ đoàn có 200 người và 400 cán bộ nhân viên quân y.

Trong điều kiện thời chiến tàu quân y mang tên Daishandao, thời bình được gọi là “Chiếc hòm thế giới”. Tương tự như các tàu quân y của Mỹ lớp Mercy, Hòm thế giới thực sự là một bênh viện trên biển với 8 phòng mổ và 20 phòng chăm sóc đặc biệt.

Mỗi ngày bệnh viện nổi có thể thực hiện được 40 ca phấu thuật nặng. Trên tàu có sàn đỗ máy bay trực thăng, 6 chiếc xuồng để vận chuyển thương bệnh binh, cơ sở vật chất và nhân viên từ trên tàu vào bờ và ngược lại.

Khởi điểm ban đầu, các nhà phân tích quân sự cho rằng, Hòm thế giới được chuẩn bị cho trận chiến thu phục Đài Loan, nhưng hiện nay tàu quân y dự án 920 đang có tham gia các chiến dịch nhân đạo, hỗ trợ y tế cho các nước nghèo gặp khủng hoảng trên thế giới, thể hiện sức mạnh mềm của Hải quân Trung Quốc.

Tàu quân y dự án 920
Tàu quân y dự án 920

Năm 2010, bệnh viện quân y nổi có mặt ở châu Phi, Nam Á và Ấn Độ Dương, hỗ trợ y tế cho nhân dân các nước Djibouti, Tanzania, Kenya, Seychelles và Bangladesh. Với sứ mệnh tương tự "Hòm thế giới " năm 2011 đã đến vùng Caribbean và Trung Mỹ.

Tháng vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã chịu sự chỉ trích dữ dội do không đưa tàu “Hòm thế giới” đến Philiphines hỗ trợ y tế sau cơn bão Hải Yến. Sau đó, dù đã muộn, nhưng “Hòm thế giới” cũng được điều đến tham gia cứu trợ nhân dân gặp thiên tai ở quốc đảo này.

Trên nguyên tắc biên chế phương tiên tác chiến viễn chinh, hạm đội Nam Hải Trung Quốc trong vài năm tới (3-5 năm cho huấn luyện bay trên tàu Liêu Ninh) hoàn toàn có khả năng tác chiến tầm xa. Từ góc độ kỹ thuật, “giấc mơ Trung Quốc” trong học thuyết quân sự hải quân đã có cơ sở để thực hiện trên vùng nước Thái Bình Dương.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại