Mỹ-Trung vừa chê vừa run trước tàu sân bay Nga

Tuấn Vũ |

Sau khi Nga công bố mô hình tàu sân bay Project 23000E, cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra hoài nghi xen lẫn e sợ trước tàu sân bay này.

Thái độ của Mỹ

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết, Moskva sẽ có chiếc siêu tàu sân bay 'Storm' 23000E đầu tiên và hiện các kỹ sư Nga đã được hoàn tất bản thiết kế của siêu hàng không mẫu hạm mới này.

Và việc đóng mới tàu sân bay của Hải quân Nga có thể sẽ hoàn tất trước năm 2025.

Kế hoạch đóng siêu tàu sân bay của Nga đã được Mỹ đặt lên bàn cân. Theo tạp chí quốc phòng Business Insider (Mỹ), dự án đóng tàu sân bay mới của Nga thiếu tính thực tế.

Về khả năng đóng tàu, báo Mỹ cho biết bất cứ kế hoạch xây dựng vũ khí nào của Nga cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình kinh tế suy thoái cộng với ảnh hưởng từ các đòn trừng phạt thương mại của Mỹ và các nước phương Tây. Đặc biệt, hiện nay Nga hoàn toàn không có nhà máy đóng tàu sân bay.

Cụ thể, Moskva phải mất 3-4 năm để giải quyết các vấn đề kỹ thuật cơ bản liên quan đến công việc đóng tàu và tìm ra một ụ tàu thích hợp ngoài biển.

Trên thực tế, Nga chưa có nhà máy đóng tàu sân bay nào ở trong nước (các tàu sân bay của Liên Xô được đóng ở TP Mikolaiv - Ukraine).

Về hệ thống phóng trên tàu, báo Mỹ cho rằng qua mô hình tàu sân bay Storm được Nga công bố cho thấy con tàu này được kết hợp cả hệ thống phóng nhảy cầu truyền thống và hệ thống máy phóng.

Tuy nhiên đây mới chỉ là ý tưởng của Nga.

My-Trung vua che vua run truoc tau san bay Nga
Tàu sân bay thuộc dự án 'Storm' 23000E của Hải quân Nga.

Theo Business Insider, cho dù Nga theo đuổi thiết kế hệ thống máy phóng trên tàu sân bay mới thì chưa chắc đã thành công bởi hệ thống này sử dụng công nghệ rất phức tạp và tinh vi không phải nước nào muốn là có thể thành công.

Bằng chứng Business Insider đưa ra là Trung Quốc mặc dù đã theo đuổi thiết kế này cho tàu sân bay tương lai của mình từ nhiều năm nay nhưng chưa có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã thành công.

Vì vậy, việc đưa máy bay cảnh báo sớm lên tàu sân bay mới của Nga mới chỉ dừng lại ở ý tưởng.

Dù chê tơi tả nhưng Mỹ vẫn phải thừa nhận hàng không mẫu hạm Storm là sát thủ nguy hiểm nhất trong tương lai của Hải quân Nga.

Cụ thể, Tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ vừa đăng bài viết đánh giá đối với vũ khí trang bị của Hải quân Nga, trong đó 5 loại vũ khí có năng lực sát thương nhất.

Đứng đầu tiên là tàu sân bay thế hệ mới Storm, tiếp theo là tàu ngầm thông thường Type 677, Type 636, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Type 955 (tàu ngầm hạt nhân chiến lược) và cuối cùng là tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren.

Tạp chí Mỹ gọi tàu sân bay mới mà Nga còn chưa chế tạo là "kẻ đoạt lấy vùng biển quốc tế của Moscow". Theo nguồn tin này, tàu sân bay sẽ hoàn thành công tác chế tạo trước năm 2030, khi đó các máy bay hải quân sẽ được trang bị như:

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA, máy bay chiến đấu MiG-35, máy bay không người lái và máy bay trực thăng.

Tất cả số khí tài này sẽ thành cơn ác mộng của bất kỳ đối thủ nào của Nga, Tạp chí "Lợi ích quốc gia" nhận định.

Nhận định của Trung Quốc

Ngoài Mỹ, truyền thông Trung Quốc cũng có cái nhìn khá thận trọng đối với tàu sân bay tương lai Storm của Nga khi vừa chê bai nhưng vẫn dành "sự kính nể" đặc biệt đối với hàng không mẫu hạm này.

Cụ thể, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra bài phân tích và có những nhận định đa chiều về dự án “khủng” này của Nga.

Bài báo đưa ra bốn đặc điểm khác thường của thiết kế 'Storm'.

Đầu tiên, nó chỉ ra đặc tính đa năng của siêu tàu sân bay như một "sân bay trên biển" - một bước đi mới so với các thiết kế tàu sân bay thời Xô Viết, tập trung chủ yếu vào các hệ thống chống ngầm, chống tàu nổi và phòng không, trang bị cho chúng máy bay mang các tàu tuần dương thay vì các tàu sân bay thuần tuý.

Chiếc tàu có độ dài 330m, rộng 40m, với một lượng rẽ nước 11m, được thiết kế để có khả năng mang 80-90 máy bay, bao gồm cả chiếc T-50 PAKFA mới, hoàn toàn trái ngược với các máy bay loại có cánh quạt và cánh cố định 41-52 của Kuznetsov.

Thứ hai, khả năng tập trung vào các khả năng về không gian của thiết kế.

"Ví dụ như, độ rộng tối đa của boong dành cho máy bay vượt quá 80m; thiết kế bao gồm một boong kép được lấy từ các thiết kế của người Anh, cùng với các kế hoạch để tạo ra một boong dành cho máy bay bằng phẳng."

Cũng ở điểm này, theo bài báo, 'Storm' chỉ ra khả năng sáng tạo của các nhà khoa học Nga trong việc sử dụng các di sản thiết kế của nước mình và vay mượn các kinh nghiệm trước đó".

Thứ ba, bài báo chỉ ra rằng phần thân của tàu sân bay mới được thiết kế theo cách nào đó để làm giảm sức cản lên tới 20%, cho phép tàu chạy nhanh hơn (lên tới 30 hải lý) trong khi giảm sự tiêu thụ nhiên liệu và tăng khả năng đi biển độc lập của tàu (lên tới 120 ngày).

Cuối cùng, bài báo chú ý về khả năng thiết kế để đưa ra cảnh báo sớm trên boong tàu, cho rằng đây là một sự đổi mới khác trong thiết kế siêu tàu sân bay của Nga.

Trong khi ở phần trên của bài viết, tàu sân bay Storm đầy uy lực thì phần cuối tờ Nhân dân Nhật báo đã chỉ ra nhiều điểm không mấy lạc quan, đó là liệu tàu sân bay này sẽ được trang bị động cơ tuabin hơi nước thông thường hay động cơ hạt nhân và liệu Nga có đủ tài chính để phát triển tàu sân bay này hay không.

Với những nghi vấn như vậy, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc quả quyết siêu hàng không mẫu hạm 23000E “Storm” của Nga mới chỉ nằm trên giấy và sẽ không thể xuất hiện trước năm 2030 như phía Nga đã từng công bố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại