Mỹ tốn 27 triệu USD mỗi tuần để "nuôi" quân ở Địa Trung Hải

Mỗi tuần, Mỹ tiêu tốn khoảng 27 triệu USD để duy trì sự hiện diện của hải quân ở Trung Đông, bao gồm cả các tàu chiến đang nằm dài chờ đợi một cuộc tấn công vào Syria.

Tàu khu trục USS Barry – một trong những thành phần nhận lệnh neo đậu nằm chờ gần Syria

Theo Press TV trích tiết lộ từ quan chức Hải quân Mỹ, trong số 27 triệu trên, chỉ tính riêng hai tàu sân bay đã tiêu tốn đến 25 triệu USD, trong khi 2 triệu còn lại là dành cho tàu khu trục ở Địa Trung Hải.

Napoleon đã từng đưa ra một nhận định sắc bén rằng: “Tiền không có tổ quốc. Các nhả tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”. Điều này càng đúng với Mỹ, đặc biệt là trong hoàn cảng hệ thống cơ quan nhà nước “trước nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng trần nợ công nghiêm trọng nếu các nhà lập pháp không thống nhất được lợi ích của mình.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 10/9 đã coi đề xuất của Nga về vũ khí hóa học của Syria là một “bước ngoặt lớn”, đồng thời kêu gọi Quốc hội tạm hoãn đưa ra quyết định cuối cùng nhưng Washington vẫn yêu cầu quân đội luôn trong tư thế sẵn sàng cho một cuộc tấn công với mức phí duy trì 4 triệu USD/ngày. Ngay sau đó, Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đáp lệnh khẳng định các tàu chiến đóng ở Địa Trung Hải đang đợi lệnh Tổng thống. Song đồng thời cũng nói thêm: Ngân sách bị cắt giảm đang đe dọa khả năng trực chiến và tác chiến của Mỹ.

Điều đó cho thấy, “sáng kiến Nga” chưa đủ đưa Syria ra khỏi tầm ngầm của tên lửa Tomahawk.Ngay cả khi những tiết lộ từ chính Washington cho thấy đã xuất hiện những tảng đá ngáng đường cho kế hoạch tấn công Syria. Dù Mỹ rất hùng hồn cáo buộc lực lượng Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường, song chính Denis McDonough - một quan chức của Nhà Trắng - thừa nhận tuyên bố của Washintgton dựa trên “những điều tra chung chung” và chính quyền Obama thiếu “các bằng chứng không thể chối cãi” cho cáo buộc đã đưa ra. Không chỉ vậy, theo Reuters, nhiều nạn nhân của vũ khí hóa học thực chất có thể đã thiệt mạng dưới những quả bom thường.

Trong khi đó, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục vào vai “kẻ biết quay đầu” vì nước Nga khi tham gia vào hiệp ước không phổ biến vũ khí hóa học và kêu gọi Mỹ nên ngừng hỗ trợ lực lượng nổi dậy nếu muốn đề xuất của Moscow có thể thành công một cách tốt đẹp.

Tuy nhiên, Mỹ cũng không hẳn chịu để bản thân đơn phương bị biến thành vai phản diện trong bộ phim hành động về Syria. Theo RIA Novosti, ngày 12/9, tướng Salim Idris trong lực lượng đối lập - được cho có sự hỗ trợ từ Mỹ - tố cáo chính quyền của Tổng thống Assad di chuyển vũ khí hóa học tới tới Lebanon và Iraq, ngay khi Mỹ và Nga mới bước sang ngày hội đàm thứ hai về đề xuất của Nga đưa vũ khí hóa học Syria đặt dưới sự kiểm soát quốc tế.

Trước đó, tờ Washington Post ngày 12/9 cho biết nhiều lô hàng vũ khí hạng nhẹ và đạn dược của Mỹ bắt đầu được chuyển đến Syria trong 2 tuần qua. Điều đó dấy lên suy đoán rằng: biết đâu lực lượng Hải quân đóng chốt ở Địa Trung Hải lại chẳng mang theo “kiện hàng đặc biệt” tương tự như 10 tàu chiến, đang hiện diện ở vùng biển Syria với lý do “nhằm tránh mối đe dọa đến an ninh nhà nước”.

Nhưng dù sứ mệnh của những con tàu này là gì thì cũng có thể thấy: Đề xuất chuyển giao quyền kiểm soát vũ khí hóa học của Nga không thể trói buộc tham vọng của bất cứ bên có liên quan nào.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại