Mỹ mang bom hạt nhân tới Đức: Nga đáp trả thế nào?

Ngay khi Mỹ công khai kế hoạch triển khai kho bom hạt nhân B61-12 tại Đức, lập tức Nga "thề" sẽ đáp trả nếu kế hoạch này được thực hiện.


Theo hãng tin Reuters, ngày 23/9, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin tuyên bố Moskva sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp đáp trả để khôi phục cán cân sức mạnh ở châu Âu nếu thông tin truyền thông nói rằng Mỹ có kế hoạch nâng cấp vũ khí hạt nhân tại Đức là đúng sự thật.

Theo hãng tin Reuters, ngày 23/9, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin tuyên bố Moskva sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp đáp trả để khôi phục cán cân sức mạnh ở châu Âu nếu thông tin truyền thông nói rằng Mỹ có kế hoạch nâng cấp vũ khí hạt nhân tại Đức là đúng sự thật.


Điều này có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Âu. Chắc chắn nó sẽ buộc Nga phải áp dụng các biện pháp đáp trả cần thiết để khôi phục sự cân bằng và bình đẳng chiến lược, ông Dmitry Peskov tuyên bố.

"Điều này có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Âu. Chắc chắn nó sẽ buộc Nga phải áp dụng các biện pháp đáp trả cần thiết để khôi phục sự cân bằng và bình đẳng chiến lược", ông Dmitry Peskov tuyên bố.


Trước khi ông Dmitry Peskov đưa ra thông điệp mạnh mẽ này, kênh truyền hình ZDF TV cho hay Washington có ý định triển khai 20 quả bom hạt nhân B61-12 tại Căn cứ Không quân Bundeswehr ở thành phố Buchel thuộc bang Rhineland-Palatinate của Đức trong năm 2015.

Trước khi ông Dmitry Peskov đưa ra thông điệp mạnh mẽ này, kênh truyền hình ZDF TV cho hay Washington có ý định triển khai 20 quả bom hạt nhân B61-12 tại Căn cứ Không quân Bundeswehr ở thành phố Buchel thuộc bang Rhineland-Palatinate của Đức trong năm 2015.


Bình luận trước tuyên bố của Nga, Reuters cho rằng rất có thể kế hoạch đưa bom hạt nhân B61-12 đến Đức sẽ khiến Nga đẩy nhanh hơn việc trang bị loại tên lửa chiến thuật - chiến dịch Iskander-M cho vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga - nơi có khoảng cánh vừa đủ để Moscow có thể khiến người Đức phải ân hận.

Bình luận trước tuyên bố của Nga, Reuters cho rằng rất có thể kế hoạch đưa bom hạt nhân B61-12 đến Đức sẽ khiến Nga đẩy nhanh hơn việc trang bị loại tên lửa chiến thuật - chiến dịch Iskander-M cho vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga - nơi có khoảng cánh vừa đủ để Moscow có thể khiến người Đức phải ân hận.


Kế hoạch đưa loại vũ khí chiến thuật này đến Kaliningrad của Nga khiến cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phải thừa nhận nó sẽ làm thay đổi cán cân an ninh ở châu Âu.

Kế hoạch đưa loại vũ khí chiến thuật này đến Kaliningrad của Nga khiến cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phải thừa nhận nó sẽ làm thay đổi cán cân an ninh ở châu Âu.


Tuyên bố của ông Jens Stoltenberg được đưa ra khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cụ thể, việc Nga triển khai tổ hợp tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, sát biên giới Ba Lan, sẽ làm “thay đổi căn bản cán cân an ninh ở châu Âu”.

Tuyên bố của ông Jens Stoltenberg được đưa ra khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cụ thể, việc Nga triển khai tổ hợp tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, sát biên giới Ba Lan, sẽ làm “thay đổi căn bản cán cân an ninh ở châu Âu”.


Ông Stoltenberg còn cho rằng, những hành động này của Moscow “gây bất ổn và nguy hiểm”. Bên cạnh đó, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, rằng NATO không muốn gia tăng các cuộc đối đầu với Nga.

Ông Stoltenberg còn cho rằng, những hành động này của Moscow “gây bất ổn và nguy hiểm”. Bên cạnh đó, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, rằng NATO không muốn gia tăng các cuộc đối đầu với Nga.


Tuyên bố trên của ông ông Jens Stoltenberg được đưa ra sau khi một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một lữ đoàn tên lửa độc lập dự kiến sẽ được triển khai ở khu vực Kaliningrad đến năm 2018, trong đó có các hệ thống tên lửa Iskander-M.

Tuyên bố trên của ông ông Jens Stoltenberg được đưa ra sau khi một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một lữ đoàn tên lửa độc lập dự kiến sẽ được triển khai ở khu vực Kaliningrad đến năm 2018, trong đó có các hệ thống tên lửa Iskander-M.


Được biết, đây là lần đầu tiên một Tổng thư ký NATO thừa nhận về sự nguy hiểm của tên lửa Iskander-M và thừa nhận không muốn gia tăng các cuộc đối đầu với Nga.

Vì vậy, theo phân tích của nhiều chuyên gia, thông tin Mỹ sẽ triển khai vũ khí hạt nhân đến Đức thực chất chỉ là “đòn gió” để thử phản ứng của Nga khi quan hệ Nga và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Được biết, đây là lần đầu tiên một Tổng thư ký NATO thừa nhận về sự nguy hiểm của tên lửa Iskander-M và thừa nhận không muốn gia tăng các cuộc đối đầu với Nga.

Vì vậy, theo phân tích của nhiều chuyên gia, thông tin Mỹ sẽ triển khai vũ khí hạt nhân đến Đức thực chất chỉ là “đòn gió” để thử phản ứng của Nga khi quan hệ Nga và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.


Theo những thông tin được công khai, tên lửa Iskander-M (NATO định danh SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất trong Quân đội Nga hiện nay.

Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Kaliningrad, tên lửa có thể tiêu diệt hầu hết mục tiêu ở Baltic, ngoài ra, nó có thể tiêu diệt một số mục tiêu ở Đức.

Theo những thông tin được công khai, tên lửa Iskander-M (NATO định danh SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất trong Quân đội Nga hiện nay.

Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Kaliningrad, tên lửa có thể tiêu diệt hầu hết mục tiêu ở Baltic, ngoài ra, nó có thể tiêu diệt một số mục tiêu ở Đức.


Tuy tên lửa Iskander-M từ Kaliningrad không bắn được tới Romania, nơi Mỹ sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3. Muốn làm điều đó phải sử dụng tàu mang tên lửa hoặc không quân.

Tuy nhiên, các chuyên gia Nga nhận định, Moscow không có nhu cầu phải vô hiệu hoá các tên lửa đánh chặn ở Romania, bởi vì đằng nào chúng cũng sẽ không thể đánh chặn các tên lửa Nga.

Tuy tên lửa Iskander-M từ Kaliningrad không bắn được tới Romania, nơi Mỹ sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3. Muốn làm điều đó phải sử dụng tàu mang tên lửa hoặc không quân.

Tuy nhiên, các chuyên gia Nga nhận định, Moscow không có nhu cầu phải vô hiệu hoá các tên lửa đánh chặn ở Romania, bởi vì đằng nào chúng cũng sẽ không thể đánh chặn các tên lửa Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại