Mỹ gây tranh cãi với tàu đổ bộ không có... khoang đổ bộ

Nhật Huy |

USS America không có khoang đổ bộ mà tập trung chủ yếu cho hoạt động tác chiến trên không, với hạt nhân là MV-22 Osprey và F-35B. Do đó, nhiều người gọi USS America là một tàu sân bay.

Trang mạng Foxtrot Alpha đăng bài viết của Tyler Rogoway, một nhà báo quốc phòng cho hay: Hải quân Mỹ vừa chính thức biên chế tàu đổ bộ USS America (LHA-6) trong một buổi lễ long trọng hôm 11/10 vừa qua. Đây là tàu chiến thứ 4 trong lịch sử hải quân nước này được đặt tên America, nó cũng là con tàu đầu tiên của lớp tàu chiến mới cùng tên, một loại tàu lai giữa tàu sân bay và tàu hỗ trợ đổ bộ.

[ẢNH+VIDEO] Hải quân Mỹ biên chế tàu đổ bộ mạnh ngang tàu sân bay [ẢNH+VIDEO] Hải quân Mỹ biên chế tàu đổ bộ mạnh ngang tàu sân bay

Sau 5 năm kể từ ngày khởi đóng, tàu đổ bộ USS America (LHA-6) đã được biên chế cho Hải quân Mỹ vào ngày 11/10 vừa qua.

USS America rất được kỳ vong, tuy nhiên, con tàu cũng gây nhiều tranh cãi khi nó gắn liền với 2 chương trình quốc phòng có nhiều tai tiếng trước đó là MV-22 Osprey và F-35B.

Các tàu lớp America sẽ thay thế dần các tàu đổ bộ lớp Tarawa.
Tàu USS America trong buổi lễ biên chế hôm 11/10

Tàu USS America trong buổi lễ biên chế hôm 11/10

Lớp tàu chiến America được thiết kế dựa trên chiếc USS USS Makin Island LHD-8, con tàu mới nhất của lớp tàu hỗ trợ đổ bộ Wasp nhưng có lượng giãn nước lớn hơn. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa USS America và những lớp tàu hỗ trợ đổ bộ khác, như Tarawa hay Wasp, là nó không có khoang đổ bộ phía sau.

Tàu đổ bộ thường có một khoang đổ bộ ở đuôi tàu

Tàu đổ bộ thường có một khoang đổ bộ ở đuôi tàu

Đặc điểm giúp phân biệt giữa tàu sân bay và tàu hỗ trợ đổ bộ là loại tàu thứ 2 có một khoang đổ bộ ở đuôi tàu, nơi có thể cho ngập nước một phần để triển khai các phương tiện đổ bộ như xe lội nước, tàu đệm khí. Vì vậy, mặc dù Tarawa hay Wasp có kích thước lớn hơn đa số những tàu sân bay khác đang hoạt động trên thế giới, hải quân Mỹ vẫn không xem chúng là tàu sân bay. Về một mặt nào đó, có thể xem tàu hỗ trợ đổ bộ như là sự kết hợp giữa sân bay và ụ tàu nổi.

USS America không có khoang đổ bộ và tập trung chủ yếu cho hoạt động tác chiến trên không, với hạt nhân là MV-22 Osprey và F-35B. Do đó, nhiều người gọi USS America là một tàu sân bay. Các hoạt động tiếp vận, đổ bộ sẽ do những lớp tàu khác gồm San Antonio, Whidley Island, Harpers Ferry và Austin phụ trách. Cùng với America, những con tàu này hợp thành Hải đội tác chiến viễn chinh, về mặt tổ chức tương đương với hải đội tác chiến tàu sân bay nhưng có vai trò thiên về tấn công trên bộ.

USS America có mặt sàn lớn như tàu sân bay, phục vụ được nhiều loại máy bay đáp xuống như trực thăng MV-22 Osprey, tiêm kích F-35.
USS America có mặt sàn lớn như tàu sân bay, phục vụ được nhiều loại máy bay đáp xuống như trực thăng MV-22 Osprey, tiêm kích F-35.

Một mặt, loại bỏ khoang đổ bộ làm giảm tính đa nhiệm của con tàu. Nhưng mặt khác, tác chiến đổ bộ ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với quá khứ. Tấn công và chiếm giữ các điểm đổ bộ trên bờ biển không còn là giải pháp duy nhất nữa. Thay vào đó, thủy quân lục chiến Mỹ muốn tập trung vào phương án tác chiến đột kích sâu vào đất liền, sử dụng MV-22 Osprey và F-35B. Tuy nhiên, không chỉ America mà các tàu Wasp cũng có thể vận hành 2 loại phương tiện trên. Điều này khiến nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi có nên loại bỏ khoang đổ bộ chỉ để có thêm không gian chứa máy bay, nhiên liệu và vũ khí cho máy bay hay không.

Một vấn đề khác liên quan đến 2 loại phương tiện mới này là liệu đường băng của America có thể chịu được nhiệt lượng từ luồng phản lực thẳng đứng của chúng ở điều kiện hoạt động liên tục trong thời chiến hay không. Nếu không, tần suất hoạt động của chúng sẽ phải bị giới hạn và cũng đồng nghĩa với vai trò của tàu America bị hạn chế, do MV-22 và F-35B là 2 phương tiện chủ lực của tàu.

Chiêm ngưỡng siêu tàu đổ bộ Hải quân Mỹ vừa tiếp nhận
Chiêm ngưỡng siêu tàu đổ bộ Hải quân Mỹ vừa tiếp nhận

Hình ảnh bên trong tàu USS America

Hai chiếc tiếp theo của lớp America là USS Tripoli (LHA-7) và một tàu chưa được đặt tên (LHA-8). Theo hải quân Mỹ, 2 con tàu trên sẽ có những cải tiến cho phép chúng hoạt động với tần suất tối đa. Tuy nhiên cho đến nay, giải pháp công nghệ cho vấn đề trên vẫn đang được phát triển. Không chỉ America mà những lớp tàu hỗ trợ đổ bộ khác của Mỹ cũng sẽ sớm cần giải pháp trên sau khi F-35B được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Nếu USS America có thể được xem là một tàu sân bay thì nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với vai trò của những tàu sân bay hạt nhân hạng nặng của Mỹ hiện nay. Trong quá khứ, loại chiến đấu cơ duy nhất hoạt động trên những tàu hỗ trợ đổ bộ là AV-8B Harrier, với vai trò của chúng chủ yếu giới hạn trong việc hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng trên bộ. Khả năng của chúng kém rất xa so với những chiến đấu cơ triển khai từ các tàu sân bay hạt nhân.

Trong khi đó, USS America có thể mang theo 20 chiếc F-35B, với sức mạnh không quá chênh lệch với những chiến đấu cơ triển khai trên tàu sân bay hạt nhân. Trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị thắt chặt, ra sự ra đời của USS America có thể là mối đe dọa đối với lực lượng tàu sân bay hạt nhân, mà hệ quả là sự cắt giảm số lượng tàu sân bay hạt nhân trong tương lai.

Do đó, sau 2 chiếc đầu tiên, USS America và USS Tripoli, những chiếc tiếp theo của lớp America sẽ có boong đổ bộ như thiết kế truyền thống của loại tàu này. Điều này càng làm nhiều người đặt câu hỏi về vai trò thực sự của USS America, và liệu có nên thiết kế con tàu thiên về hướng tàu sân bay khi mà vấn đề bảo vệ đường băng khỏi luồng phản lực vẫn chưa thực sự có giải pháp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại