Ticonderoga - Lá chắn bảo vệ George Washington
Đi kèm với tàu sân bay George Washington là 2 tuần dương hạm Cowpens (CG-63) và Shiloh (CG-67). Chúng hợp thành nhóm tàu sân bay chiến đấu số 5 trong Hạm đội 7.
Cowpens và Shiloh là 2 lá chắn bảo vệ “pháo đài” George Washington chống lại tất cả các mối đe dọa từ trên không, tiêu diệt bất kỳ kẻ nào nhăm nhe tiếp cận.
Hai tuần dương hạm thuộc lớp Ticonderoga có lượng giãn nước khoảng 9.800 tấn, dài 172,8m. Để vận hành con tàu khổng lồ này cần tới 358 thủy thủ và sĩ quan.
Ticonderoga trang bị 4 động cơ tuốc bin khí LM2500 cực khỏe, cho phép con tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 10.000km.
Các chiến hạm Ticonderoga trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến. Aegis làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt mục tiêu, dẫn đường tên lửa đánh chặn và phá hủy máy bay, tên lửa hành trình, kể cả tên lửa đạn đạo.
Để làm được điều đó, Ticonderoga được trang bị kho vũ khí phòng không đồ sộ mà ít tàu chiến nước nào trên thế giới có được. Ticonderoga thiết kế 2 hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 (122 ống phóng) chứa hỗn hợp nhiều loại tên lửa:
- Tên lửa đối không tầm trung SM-2MR Block IIIB có tầm bắn 74-170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5.
- Tên lửa đối không tầm xa SM-2ER Block IV có tầm bắn 120-190km, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 24.400m.
Tuần dương hạm USS Shiloh (CG-67) phóng tên lửa đánh chặn SM-3.
- Tên lửa đánh chặn SM-3 có tầm bắn siêu xa 500km, độ cao bay 160km, tốc độ bay 9.600km/h. SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn.
- Tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM có tầm bắn 50km, chuyên dùng để đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm siêu âm có tính cơ động cao.
- Tên lửa đối không tầm xa SM-6 có tầm bắn 240km, độ cao bay 33km.
- Tên lửa hành trình đối đất chính xác cao BGM-109 Tomahawk có tầm bắn tới 2.500km, tốc độ hành trình 880km/h. Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Tomahawk luôn là “quân tiên phong” mở đầu các chiến dịch của Mỹ.
- Tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Loại vũ khí này không lắp đầu đạn thuốc nổ thường mà mang theo một ngư lôi săn ngầm.
Tuần dương hạm Shiloh phóng tên lửa hành trình đối đất tầm xa Tomahawk.
Ticonderoga có khả năng mang tất cả các loại tên lửa trên, hoặc kết hợp 2-3 loại theo yêu cầu nhiệm vụ.
Bên cạnh các vũ khí đối không, để tấn công đối phương, Ticonderoga vũ trang tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả, tầm bắn 120km).
Tàu còn có 2 pháo hạm 127mm, 2 tổ hợp pháo bắn nhanh 20mm, 2 pháo 25mm, 2-4 súng máy 12,7mm. Các vũ khí này dùng để tấn công mục tiêu tầm gần, cỡ nhỏ.
Trong vai trò chống ngầm, nếu tàu không mang theo tên lửa săn ngầm RUM-139. Con tàu còn có sự hỗ trợ của 2 cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm, 2 trực thăng săn ngầm SH-60B hoặc MH-60R.
Có thể nói, ít có tàu chiến nào trên thế giới sánh được với sức mạnh của Ticonderoga. Vì lẽ đó, Ticonderoga xứng đáng làm “lá chắn tên lửa” cho siêu pháo đài nổi George Washington.
Phóng tên lửa RIM-66 Standard Missile SM-2MR từ USS Cowpens (CG-63)
Phóng tên lửa Standard Missile-2 (SM-2) Block IV
Khu trục hạm Arleigh Burke – "món quà" tên lửa tặng Trung Quốc
Bảy chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản được đóng với nhiều biến thể có lượng giãn nước từ trên 8.000 tấn tới 10.000 tấn.
Trong số 7 chiếc, 4 chiếc thuộc biến thể Flight I 8.215 tấn (dài 154m), 3 chiếc Fligh IIA 9.200 tấn (dài 155m). Các tàu đều lắp 4 động cơ tuốc bin khí LM2500 cực khỏe cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 8.000km. Để vận hành con tàu cần tới hơn 300 thủy thủ.
Lớp Arleigh Burke cũng trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến Aegis. Hệ thống cung cấp cho tàu khả năng phát hiện, theo dõi, đánh chặn mọi mục tiêu trên không.
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Lassen (DDG-82) thuộc biến thể Flight IIA.
Vũ khí của Arleigh Burke gồm hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk41 (chứa đạn tên lửa bên trong các ống phóng), những chiếc thuộc Flight I chỉ có 90 ống, còn Flight IIA có 96 ống.
Các loại tên lửa chứa trong ống phóng Mk41 trên tàu Arleigh Burke gồm: tên lửa hành trình đối đất BGM-109 Tomahawk, tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon(không có trên Flight IIA); tên lửa đối không tầm xa SM-2ER (chỉ có trên 4 chiếc Flight I, tầm bắn 120-190km); tên lửa đối không tầm xa SM-2MR (chỉ có trên 3 chiếc Flight IIA, tầm bắn 74-170km); tên lửa chống ngầm RUM-139.
Như vậy, đây là loại tàu chiến đa năng mạnh về khả năng phòng không, chống hạm, chống ngầm và thậm chí là đối đất. Riêng 3 chiếc Flight IIA thiết kế tập trung cho khả năng phòng không hạm đội, bỏ qua vai trò chống hạm.
Hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139
Bên cạnh hệ thống tên lửa, lớp Arleigh Burke còn trang bị các loại pháo tầm gần như: pháo hạm 127mm, pháo phòng không 25mm, tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh 6 nòng 20mm, súng máy 12,7mm.
Tất cả các tàu chiến Arleigh Burke đều thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi những chiếc thuộc Flight I chỉ mang 1 chiếc SH-60, thì loại Flight IIA mang tới 2 chiếc SH-60 săn ngầm.
Chúng ta có thể thấy với lực lượng tàu chiến hùng hậu với dàn vũ khí khủng luôn thường trực trước của ngõ Trung Quốc, Mỹ sẵn sàng có những hành động đáp trả các hành động hiếu chiến. Với điều này, chắc hẳn người Trung Quốc không thấy gì làm dễ chịu cho lắm. Họ đang tìm mọi cách vùng vẫy để thoát khỏi sự kìm kẹp này.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!