Trong một thông báo, Bộ Quốc phòng Indonesia nói rằng, giai đoạn kỹ thuật và sản xuất trong chương trình K-FX vẫn chưa được nghị viện Hàn Quốc phê chuẩn. Jakarta đã nhận được thông tin này qua văn bản từ Cơ quan Quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc.
Trong văn bản gửi Indonesia, DAPA nói rằng, nguyên nhân dẫn đến chương trình K-FX bị lùi thêm 18 tháng là do sự chậm trễ trong cuộc bầu cử gần đây ở Hàn Quốc vào tháng 12/2012.
Giai đoạn kỹ thuật và sản xuất, bao gồm cả việc chế tạo ra các mẫu máy bay thử nghiệm, là 2 trong 3 giai đoạn phát triển trong chương trình K-FX..
Giai đoạn đầu tiên của chương trình là tập trung vào việc phát triển công nghệ và đã được hoàn thành trong tháng 12/2012. Giai đoạn thứ hai và giai đoạn cuối cùng liên quan đến việc hợp tác sản xuất và tiếp thị thị trường cho máy bay.
Giai đoạn phát triển công nghệ được chứng minh bởi 2 quốc gia bằng việc hợp tác nghiên cứu và phát triển ở Hàn Quốc. Trong đó, Jakarta đóng góp 37 kỹ sư.
Tuyên bố của Indonesia cho biết thêm rằng, Seoul sẽ không hủy bỏ chương trình K-FX do họ đã bỏ ra một khoản tiền đầu tư rất lớn cho tham vọng sở hữu máy bay tàng hình của mình. Tổng chi phí nghiên cứu, phát triển và sản xuất của chương trình được dự kiến khoảng 5 tỷ USD. Trong đó Indonesia cam kết sẽ tài trợ 20% chi phí phát triển.
Chương trình K-FX dự kiến sẽ tạo ra một loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến hơn loại F-16C của Lockheed Martin (Mỹ), nhưng chưa đạt được khả năng như của F-35 Joint Strike Fighter.
Seoul hy vọng rằng, việc sử dụng công nghệ học hỏi được từ chương trình đấu thầu mua 60 chiến đấu cơ tiên tiến F-X III để giúp họ có thêm kinh nghiệm phát triển cho chương trình K-FX. Những đề xuất máy bay của các nhà thầu trong chương trình F-X III bao gồm F-35, Boeing F-15 Silent Eagle và Eurofighter Typhoon. Một số nguồn tin cho biết rằng, Seoul sẽ công bố người chiến thắng vào giữa năm 2013.