"Lộ mình" trước radar Nga - TQ, F-35 có bị Hải quân Mỹ hắt hủi?

Phan Thuấn |

(Soha.vn)- Chiến lược gần đây của Boeing để đánh giá hiệu quả tàng hình của F-35 trước radar đối phương đã khiến nhiều người đặt câu hỏi tương tự như đối với máy bay B-2 trước đây.

Tờ Defense Tech cho hay, trong năm 1991, những cuộc thử nghiệm của Lầu Năm Góc đã cho thấy của máy bay B-2 Spirit của Northrop Grumman với thiết kế cánh dơi tàng hình có khả năng tàng hình thấp hơn kỳ vọng ban đầu. Điều này cùng với những chi phí gia tăng chi phí đã khiến Lầu Năm Góc đi đến quyết định cắt giảm chương trình B-2 hơn 70%.

Máy bay tàng hình B-2
Máy bay tàng hình B-2

Ban đầu Không quân Mỹ dự định sẽ triển khai 75 chiếc máy bay ném bom B-2, tuy nhiên Quốc hội Mỹ đã quyết định cắt giảm số lượng trên xuống chỉ còn 22 chiếc do sự gia tăng chóng mặt về chi phí của loại máy bay hiện đại này.

Một bài viết trên tờ Daily Beast (Mỹ) mới đây cho biết hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả Trung Quốc. Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường). Nếu các thông tin trên là đúng thì, Lầu Năm góc đang đầu tư hàng trăm tỷ USD vào dòng chiến đấu cơ tàng hình, nhưng vẫn cần “sự hỗ trợ” của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm.

EA-18 Growler

EA-18 Growler

Cuộc tranh luận hiện nay đối với F-35 đồng thời cũng liên quan đến chủ trương tăng cường các máy bay EA-18 Growler để nâng cao khả năng tác chiến điện tử của Hải quân Mỹ. Hãng Boeing đã thúc giục Hải quân Mỹ mua nhiều máy bay tác chiến điện tử Growler hơn. Hải quân Mỹ đã yêu cầu đưa 22 chiếc Growler vào danh sách ưu tiên không được trợ cấp kinh phí với khả năng mua thêm tới 50 chiếc nữa.

Chỉ huy tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho hay ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ là tăng cường số lượng Growler trên mỗi tàu sân bay lên từ 5 đến 7 chiếc. Vấn đề là ở chỗ với số F-35C hiện tại, nhu cầu sử dụng máy bay tấn công điện tử của Hải quân Mỹ sẽ giảm đi chứ không tăng lên. Tuy nhiên, đó là dựa trên những dự tính rằng Hải quân Mỹ vẫn duy trì cam kết với chương trình F-35. Hàng loạt câu hỏi về cam kết của Hải quân Mỹ với chương trình này đã được nêu ra khi họ cắt giảm kế hoạch mua sắm đối với F-35C từ 69 chiếc xuống còn 36 chiếc. Tiếp đó cũng có nhiều câu hỏi hơn được nêu ra khi Greenert đã đưa Growler vào danh sách ưu tiên không được trợ cấp kinh phí.

Greenert thường xuyên nhắc lại rằng Hải quân Mỹ duy trì cam kết với chương trình F-35, tuy nhiên trong các phiên điều trần trước Quốc hội, ông vẫn đề cập đến thực tế vấn đề cốt yếu nằm ở giá trị của yếu tố tàng hình của máy bay này. “Trong tương lai ít nhất là 10 năm tới đây, chúng ta vẫn cần đến yếu tố tàng hình bởi khoảng thời gian đó chưa có điều huyền diệu nào có thể xảy ra. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần nhìn nhận xa hơn điều đó. Với tôi, sở hữu sự kết hợp giữa một máy loại bay tàng hình và một loại máy bay có thể khắc chế những hình thức phát xạ điện từ tần số radio khác nhau là giải pháp tốt nhất”.

Lập luận này cũng tương tự với suy nghĩ của Mike Gibbons, Phó Chủ tịch của Boeing phụ trách chương trình Super Hornet và Growler programs “Mật độ của mối đe dọa ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Phổ điện từ ngày càng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhiều hơn như những gì Growler có thể làm được trong tấn công điện tử và nhận diện điện tử. Chỉ có Growler có khả năng này”.

F-35B thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại