Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga (II)

Ngư lôi là vũ khí đa nhiệm quan trọng của lực lượng hải quân, ngư lôi là vũ khí chủ đạo để diệt các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và các căn cứ quân sự ven biển của đối phương.

Ngư lôi 53-58

Đây là ngư lôi phóng theo đường ngắm thẳng mang đầu đạn hạt nhân. Phát triển ngư ngôi bắn thẳng với đầu đạn hạt nhân T-5 được NII-400 (SNII – Gidropribor) bắt đầu vào năm 1953.

Lần thử nghiệm thứ 1 được triển khai trên bãi thử Semipalatinsk và ngày 19.10.1955. Thử nghiệm không thành công, khối nổ mồi không kích nổ đầu đạn hạt nhân (đây cũng là trường hợp duy nhất của lịch sử thử đầu đạn hạt nhân Xô viết).

Khi tiến hành thử nghiệm ngư lôi trên hồ Ladozh khi bắn 15 quả đạn thì có 4 quả ngư lôi không đi hết được đoạn đường đến mục tiêu và nổ sớm, do công tắc thủy tĩnh hoạt động sớm. Lỗi kỹ thuật do khoảng nhiệt độ hoạt động của đầu đạn là – 0 đến 25oC, do ngư lôi không được sấy ấm nên không hoạt động theo chương trình, khiếm khuyết nhanh chóng được loại bỏ. Theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang, ngày 13.4.1955 trên bãi thử Newland tiến hành thử nghiệm ngư lôi T-5 mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Ở độ sâu 12 m vụ nổ đã đánh chìm tàu ngầm quét mìn mục tiêu mẫu 253 .

Khám phá kho ngư lôi 'khủng' của Nga (II)
Ngư lôi 53-58.

Ngư lôi SAET 60/60M

Ngư lôi chống tàu tự dẫn thủy âm động cơ điện có tầm hoạt động xa được phát triển bởi Cơ quan thiết kế của nhà máy "Dvigatrel” đồng phối hợp với Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm khoa học công nghệ NII-400 ( ngày nay là SNII Gidropribor) Chỉ huy trưởng thiết kế P.V.Matveev. Ngư lôi bắt đầu được nghiên cứu thiết kế từ năm 1957 được đưa vào biên chế vào tháng 2.1960. Ngư lôi nâng cấp SAET-60M được đưa vào biên chế vào năm 1969. Sản xuất theo dây chuyền tại nhà máy Dagdisel thành phố Kaspiisk, nước cộng hòa Daghestan.

Khám phá kho ngư lôi 'khủng' của Nga (II)
Ngư lôi SAET 60/60M.

Ngư lôi USET-80/80K

Ngư lôi đa dụng tự dẫn động cơ điện USET-80 là ngư lôi được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm HII " Gidropribor” kết quả của việc nghiên cứu thiết kế trong một cuộc cạnh tranh phát triển ngư lôi UST được lực lượng hải quân nêu lên vào năm 1964 và kết thúc vào năm 1975. Sau một thời gian dài nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm, ngư lôi UST-A Tamga dưới mã hiệu USET-80 được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Xô viết vào năm 1980.

Sau khi nhận vào biên chế, trong quá trình khai thác sử dụng, Hải quân đã vấp phải nhiều lần bắn trượt khi thực hành tác chiến tại Hạm đội Biển Bắc. Thực tế do điều kiện thử nghiệm ở khu vực Biển đen, nước sâu, các đầu tự dẫn Vodopad (Thác nước) cho phép bán kính vòng tìm kiếm mục tiêu là đối với những tàu ngầm không thay đổi quỹ đạo, không luồn lách. Nhưng khi thực hành trên Biển Bắc, đặc biệt là khu vực có vùng nước nông, kết quả phát bắn không được tin cậy.

Vào năm 1988, trên ngư lôi USET-80 lắp đặt các đầu dẫn mới Keramida, ngư lôi được đưa vào biên chế cho lực lượng hải quân vào năm 1989 dưới mã hiệu là USET-80, ngư lôi được sản xuất trên dây chuyền tại nhà máy Dagdisen (thành phố Kasnii, nước cộng hòa Daghestan.

Khám phá kho ngư lôi 'khủng' của Nga (II)
Ngư lôi УСЭТ-80.

Ngư lôi UST

Ngư lôi tự dẫn UST là ngư lôi tự dẫn theo dự án 1964. Theo cuộc đua sản xuất ngư lôi kiểu UST tự dẫn đa nhiệm. Các nhà chế tạo đã nghiên cứu 2 mẫu động cơ, đông cơ nhiệt và động cơ điện.

Ở độ sâu đến 600m, ngư lôi nhiệt năng hoạt động tốt hơn ngư lôi sử dụng động cơ điện năng, nhưng cũng có những thông tin cho rằng, không lâu nữa người Mỹ sẽ có những tàu ngầm có thể lặn đến độ sâu 1.000m, do đó các ngư lôi sử dụng động cơ điện đã thắng thế. Nguồn điện sử dụng cho động cơ là các bình ắc quy kiểu lắp đặt trên ngư lôi Mk-44 của Mỹ, sử dụng phản ứng giữa nước biển và các chất hóa học để sinh điện (BXIT).

Ngư lôi UST được phát triển tại cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ SNII Gidropribor kết thúc vào năm 1975, với thành quả là ngư lôi USET-80.

Ngư lôi TEST 71/71M

Ngư lôi chống ngầm điều khiển bằng sonar, radar động cơ điện, đầu tự dẫn mẫu thiết kế Test 71M được phát triển bởi SNII-173 (SNIIAG) và SNII Gidropribor theo dự án chế tạo ngư lôi Delphin-2.

Nhiệm vụ của HIP bao gồm lắp đặt hệ thống điều khiển radar-sonar cho ngư lôi tự dẫn SET – 65. Thử nghiệm hệ thống điều khiển ngư lôi Delphin -2 được triển khai trên biển Ban Tích và hồ Ladozd. Ngư lôi và hệ thống điều khiển Delphin – 2 được đưa vào biên chế với mã hiệu TEST 71 và KTU-71 vào năm 1971. Sau này ngư lôi được cải tiến thành ngư lôi TEST – 71M. Mẫu nâng cấp TEST – 71ME-HK đa dụng và có thể sử dụng cho tất cả các loại tàu mang ngư lôi.

Khám phá kho ngư lôi 'khủng' của Nga (II)
 

Ngư lôi Shkval VA 'Cơn gió giật'

Shkval VA-111 (tiếng Nga: шквал – nghĩa là Cơn gió giật) là một trong những loại ngư lôi-tên lửa ứng dụng công nghệ siêu khoang và động cơ phản lực để đạt được tốc độ “kinh hoàng” là 200 hải lý, tương đương với 370km/h. Cho đến nay, Shkval vẫn chưa có đối thủ nhờ công nghệ siêu khoang rất đặc biệt là nhiên liệu cháy sử dụng trong môi trường nước.

Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 1960. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm "Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên Xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Siêu ngư lôi 'Cơn lốc'
Siêu ngư lôi 'Cơn gió giật'.

Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dầy có hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi.

Khi đạt tốc độ đến 80m/s ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao trùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa.

Người Mỹ gọi Shkval là 'sát thủ' tầu sân bay và tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tàu sân bay hoặc một cụm tàu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval là hoàn toàn không thể, trong vòng 100s tên lửa-ngư lôi bay đến mục tiêu.

Không có một tàu tuần dương hoặc một tàu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15 đến 20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn đồng thời, số phận chiến hạm coi như đã an bài.

Xem thêm:

Khám phá kho ngư lôi 'khủng' của Nga (I)

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại