Trước hết định nghĩa về Chiến tranh du kích hay chiến tranh phi đối xứng là một chiến lược trong nghệ thuật quân sự, sử dụng các trang bị, vũ khí, phương tiện và các phương pháp quân sự một cách có hiệu quả nhằm chống lại, làm giảm hiệu quả các thiết bị, trang bị, phương pháp tổ chức, chiến lược quân sự của đối phương trong trường hợp đối phương có tranh bị, vũ khí, phương tiện, kĩ thuật, số lượng quân sự vượt trội hơn.
Đầu năm 2010, công ty Concern Morinsystema-Agat của Nga đã lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp Club-K container. Ngay lập tức, nó đã gây được ấn tượng mạnh. Tổng công trình sư Georgy Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào, tuy nhiên hầu hết các phương tiện thông tin đều cho rằng đó là Việt Nam.
Tổ hợp Clu-K container bố trí trong các container tiêu chuẩn
Sơ đồ các chiến đấu của các biến thể tổ hợp Club-K
Tin tức này khiến Mỹ và Trung Quốc hết sức lo lắng. Phía Trung Quốc cũng đã tiến hành đàm phán để mua vũ khí này nhưng bị Nga từ chối.
Tổ hợp Club-K container thực sự là một sáng tạo hết sức độc đáo, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh phi đối xứng. Do vậy, nó thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nước đang phát triển như Việt Nam và buộc các nước lớn phải xem xét lại học thuyết quân sự của mình.
Tổ hợp có nhiều biến thể khác nhau sử dụng các loại tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE, Kh-35UE. Các thành phần tổ hợp được bố trí gói gọn trong các container hàng hải tiêu chuẩn. Với cách bố trí này, các tổ hợp có thể được đặt trên xe tải, tàu thủy, tàu hỏa hay chỉ đơn giản là nằm yên tại một vị trí và bất ngờ tung ra đòn đánh vào đối phương.
Các tên lửa được bố trí trong các container
Việc phát hiện các tổ hợp này là không thể đối với các phương tiện trinh sát. Kể cả khi sử dụng phương pháp ảnh nhiệt, nếu các tổ hợp trong trạng thái không hoạt động cũng không thể nhận biết được.
Cấu hình cơ bản của một tổ hợp là từ một cho đến bốn container bao gồm:
- Hệ thống điều khiển hỏa lực
- Ống phóng dạng thẳng đứng (đối với 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE) hoặc nghiêng (cho tên lửa Kh-35UE).
- Hệ thống chỉ huy, định vị và thông tin liên lạc.
- Hệ thống cung cấp điện, chữa cháy và hậu cần.
Tổ hợp có thể chủ động phát hiện mục tiêu hoặc nhận tín hiệu chỉ thị từ phương tiện trinh sát như các hệ thống radar, máy bay trinh sát, vệ tinh…
Tầm bắn đến 260 km với tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE và 220 km với tổ hợp sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE. Chiều dài của container chứa đối với tên lửa Kh-35UE là 4,4 m, với tên lửa 3M-54KE là 8,9 m.
Biến thể tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE
Biến thể tổ hợp Club-K sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE
Hệ thống điều khiển của tổ hợp Club-K
Modul tìm kiếm, theo dõi và chỉ thị mục tiêu
Container chứa máy bay không người lái dùng để phát hiện mục tiêu từ xa
Với vùng biển rộng, bờ biển dài và liên tục xảy ra tranh chấp, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K container.
Nếu được trang bị, Club-K container cùng với Bastion-P có khả năng bao quát phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K container sẽ vươn xa hơn nữa. Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K container trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.
Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam ký thỏa thuận phát triển một tên lửa hành trình mới dựa trên hệ thống tên lửa Kh-35E Uran-E. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Kh-35 là Kh-35UE có tầm bắn 260 km.
Hơn nữa, tên lửa Kh-35E đang là loại vũ khí chủ lực của các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K.
Có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K container nên trong một clip video quảng cáo Club-K container xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).
Ngoài Việt Nam, các nước như Iran, Syria, Venezuela được cho là đang muốn sở hữu Club-K container. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ Club-K container có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới. Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.
Club-K được bố trí trên các xe đầu kéo
Club-K bố trí trên các tàu, thuyền vận tải
Club-K bố trí trên các toa tàu đường sắt
Tổ hợp Club-K khai hỏa tiêu diệt mục tiêu
Mời các bạn đón đọc kỳ 9: Bal-E sự bổ sung hoàn hảo cho lá chắn thép biển Đông của Việt Nam