Kỳ 2: Trung Quốc bị phương Tây 'dắt mũi' vì mù tịt công nghệ tàu ngầm

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Tự thiết kế chế tạo thì chắc chắn còn rất lâu tàu ngầm Trung Quốc mới đuổi kịp công nghệ của Nga, Mỹ. Phải chăng Trung Quốc sẽ tìm cách đánh cắp hoặc lịch sự hơn là mua lại công nghệ từ các nước khác. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng do mù tịt về công nghệ tàu ngầm nên đã bị phương Tây dắt mũi một cách ngoạn mục.

Những năm qua Trung Quốc liên tục trình làng những vũ khí khủng do chính TQ nghiên cứu và chế tạo. Tuy nhiên phương Tây lại dành nhiều sự nghi ngờ và coi thường cho “những niềm tự hào” này. Chúng ta hãy xem thực hư phương Tây nói về “những con hổ giấy” này như thế nào?

Do biết rằng tự nghiên cứu và chế tạo thì có thể rất lâu hoặc không bao giờ có thể bắt kịp công nghệ tàu ngầm của Nga, Mỹ nên Trung Quốc đã tìm rất nhiều cách khác nhau và cuối cùng là đi mua một mẫu để đưa về mổ xẻ rồi copy như truyền thống của họ.

Theo tạp chí Defence Review Asia, khi đó, vào năm 1990, Trung Quốc đã bí mật tiếp cận các nhà sản xuất động cơ tàu ngầm diesel của Đức với một đề nghị: Họ muốn mua một bộ thiết bị tàu ngầm diesel chạy êm nhất, tiên tiến nhất của Đức và đưa ra một khoản hối lộ hậu hĩnh để đạt được điều đó. Tất nhiên, người Đức nhận ra chiêu thức hoạt động của họ. Trung Quốc muốn mua một bộ thiết bị để rồi sau đó tháo tung, nghiên cứu và bắt chước – một thủ thuật đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và thương mại mà họ vẫn thường làm.


	Tàu ngầm Type 093 lớp Tống của Trung Quốc

Tàu ngầm Type 093 lớp Tống của Trung Quốc

Một kịch bản đã được dàn dựng: Người Đức lập tức liên lạc với Hải quân Mỹ về cách tiếp cận này của Trung Quốc. Một kế hoạch hành động được lập ra với sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có lực lượng tàu ngầm Hải quân Mỹ và các chuyên gia tàu ngầm đặc biệt của Văn phòng tình báo Hải quân.

Ban đầu, người Đức từ chối Trung Quốc nhưng sau đó lại tỏ ra “dao động”, nói rằng họ sẽ xem xét một đơn hàng lớn hơn, khoản hối lộ lớn hơn nếu Trung Quốc đưa ra mức độ hoạt động thủy âm cụ thể mà họ mong muốn. Sau đó, Đức sẽ chế tạo những động cơ đáp ứng tiêu chí này, tất nhiên với một mức giá khác.

Trung Quốc cảm nhận được điều này. Sau nhiều lần thương thảo bí mật, họ đã đưa ra một yêu cầu về thủy âm mà họ cho là ở mức độ gai góc nhất về vật lý thời đó. Công ty Đức nhận yêu cầu này với những ca thán rằng thật “quá khó” để đáp ứng tiêu chuẩn “quá cao” mà phía Hải quân Trung Quốc (PLAN) đặt ra.

Điều mà Trung Quốc đã tiết lộ chính là sự hiểu biết của họ về độ phản âm trong tàu ngầm đương thời. Thế nhưng, thực tế đó lại là công nghệ của những năm 1970! Hải quân Mỹ và đồng minh thì tỏ ra hể hả, còn Đức cũng không kiềm chế được sự tức cười. Trung Quốc đã để lộ một điểm yếu cực kỳ quan trọng và mang tầm chiến lược dài hạn, điểm yếu chí tử đối với lực lượng tàu ngầm của họ trong bất kỳ cuộc xung đột nào.


	Tàu ngầm U-124 của Đức

Tàu ngầm U-124 của Đức

Người Đức sau đó đã giới thiệu cho Trung Quốc loại động cơ diesel có sẵn. Rất nhiều thông tin cho rằng đó là những bộ phận rất cơ bản hay những động cơ cũ được nâng cấp trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 209 thuộc mẫu cổ điển. Chúng là những động cơ đã lỗi thời so với thời điểm đó 25 năm, chẳng hơn gì hệ thống thủy âm giữa những năm 1960.

Thế nhưng, những thiết bị này lại được chuyển giao cho Trung Quốc một cách rất bí mật, như thể đó là “cuộc đảo chính công nghệ” của PLAN. Giới trong ngành đồn rằng Trung Quốc ngay lập tức sao chép các hệ thống thủy âm đó và đã phải chứng kiến quá nhiều khó khăn. Được biết, vài tàu lớp Tống đầu tiên chạy ồn hơn mong đợi, có thể đã sử dụng thông tin lấy được từ những hệ thống mà người Đức cung cấp.

PLAN không có sự lựa chọn nào khác. Họ phải chung sống với các mẫu thiết kế tàu ngầm hiện tại của mình và điều đó có nghĩa là họ đạng ở trong một cái bẫy mà sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu muốn thoát ra, trừ phi họ có thể xâm nhập các bí mật công nghệ của phương Tây vốn được bảo vệ cẩn trọng nhất.

Tàu ngầm phát ra hai nguồn âm do lực cản của dòng nước lên thân tàu và do động cơ chân vịt đây là vết tích để phát hiện cũng như tiêu diệt tàu ngầm

Tàu ngầm phát ra hai nguồn âm do lực cản của dòng nước lên thân tàu và do động cơ chân vịt. Đây là vết tích để phát hiện, cũng như tiêu diệt tàu ngầm

Chẳng cần nói thì cũng biết đây rõ ràng là một lợi thế giành chiến thắng trong chiến tranh. Ở bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và tàu ngầm thông thường của đồng minh cũng đủ khả năng gây nên những tổn thất to lớn cho lực lượng tàu ngầm của PLAN ngoài biển khơi. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ không thể phát hiện được các tàu ngầm đồng minh, khiến bờ biển Trung Quốc dễ dàng bị tấn công bởi các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm và đặt hạm đội mặt nước của họ trước nguy cơ tổn thất cao.


	Tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với công nghệ và sức mạnh vượt trội Trung Quốc

Tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với công nghệ và sức mạnh vượt trội Trung Quốc

 

 Mời các bạn đón đọc kỳ 3: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc là đống đổ nát, vĩnh viễn không thể chiến đấu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại